Trang chủ Tin Tức Quy trình vệ sinh giàn lạnh điều hòa ô tô nội soi

Quy trình vệ sinh giàn lạnh điều hòa ô tô nội soi

778

Sau quá trình dài sử dụng, bụi bẩn và hơi ẩm tích tụ sẽ làm giảm công năng của giàn lạnh điều hòa ô tô. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc và vi khuẩn có hại phát sinh. Ngoài việc tạo ra mùi hôi khó chịu trên xe, nếu tiếp xúc thường xuyên, sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng và dễ mắc các bệnh đường hô hấp.
Hầu hết các trung tâm chăm sóc xe đều khuyến nghị người dùng cần vệ sinh giàn lạnh điều hòa định kỳ 1 lần/năm hoặc sau mỗi 20.000-30.000 km để duy trì không khí trong lành trên xe. Việc vệ sinh giàn lạnh định kỳ không chỉ giúp nâng cao hiệu suất làm mát trên ô tô mà còn hạn chế các hư hỏng như xì gas, rỉ gas…
Khi vệ sinh giàn lạnh, nếu phải tháo hết bảng điều khiển xe (hay người ta thường gọi là “táp lô”), rồi xả gas, tháo ống dẫn lạnh… như thông thường trước đây thì nhiều người cũng e ngại vì dễ dẫn đến các chi tiết không còn liền lạc nữa, các ngàm nhựa trên “táp lô” cũng không khớp như ban đầu thậm chí còn bung gãy, khi xe chạy sẽ tạo độ rung, phát ra tiếng rất khó chịu. Và quy trình như thế cũng sẽ tốn khá nhiều thời gian, khoảng 4 đến 6 tiếng.
Tuy nhiên hiện nay đã có cách vệ sinh giàn lạnh nội soi, có thể xử lý vệ sinh các chi tiết bên trong mà không cần tháo “táp lô” và thời gian thực hiện chỉ rút ngắn lại còn hơn 1 tiếng. Được biết chi phí vệ sinh giàn lạnh kiểu này vào khoảng từ 500.000 đến 600.000 đồng hoặc hơn một chút tùy loại xe.
Dưới đây có lẽ chúng ta cũng nên tham khảo qua một chút quy trình các bước vệ sinh giàn lạnh ô tô nội soi, nhất là khi mùa nắng nóng đã bắt đầu, không phải không có trường hợp chúng ta phải tự làm.

Với cách vệ sinh giàn lạnh điều hoà ô tô nội soi, người ta có thể xử lý vệ sinh các chi tiết bên trong mà không cần tháo “táp lô” và thời gian thực hiện rút ngắn lại còn khoảng hơn 1 tiếng.

Quy trình cách vệ sinh điều hòa ô tô nội soi

*Nguồn: namlongdetailing.com, YouTube.
Trước hết chúng ta có thể xem qua clip dưới đây:

Bước 1: Mở hết các cửa xe và tiến hành kiểm tra lỗ thoát nước giàn lạnh để đảm bảo không bị tắc.
Bước 2: Nổ máy, lấy gió trong, bật chế độ sưởi và quạt ở mức cao nhất trong 10 phút (hướng gió suống dưới sàn xe).
Bước 3: Mở và tháo lọc gió máy lạnh ở bên trước ghế phụ ra ngoài.
Bước 4: Đưa camera nội soi vào để kiểm tra đánh giá mức độ dơ bẩn của giàn lạnh.
Bước 5: Dùng súng chuyên dụng kết hợp với khí nén xịt hóa chất chuyên dụng phun đều bề mặt giàn lạnh.
Bước 6: Tiếp tục nổ máy, bật chế độ sưởi và lấy gió ở mức cao như ở bước 2 trong 10 phút.
Bước 7: Xịt lại bằng nước lên bề mặt giàn lạnh để đẩy hết các chất bẩn ra bên ngoài.
Bước 8: Vệ sinh hoặc thay lọc gió và gắn lại.
Lưu ý: Hãy lau sạch dung dịch rơi vãi trong quá trình vệ sinh giàn lạnh ô tô bằng khăn ẩm và nước. Và phương pháp này sẽ không có tác dụng với giàn lạnh không được vệ sinh từ 2 năm trở lên.

Anh Hào (Tổng hợp)