Với thời đại công nghệ bùng nổ như hiện này, chắc hẳn bạn đã ít nhất một lần trải qua tình trạng sau: Bạn trò chuyện với người thân, bạn bè của mình về một dự án trong tương lai, và chỉ sau đó 1 ngày, Facebook hay Instagram bắt đầu hiển thị những quảng cáo liên quan đến dự án này. Bạn quả quyết rằng mình chưa từng tìm kiếm bất cứ thông tin nào trên mạng cũng như không hề chia sẻ với ai qua các ứng dụng tin nhắn. Vậy thì xin chia buồn, rất có thể chiếc điện thoại mà bạn đang sử dụng đã liên tục nghe và theo dõi bạn trong suốt thời gian qua.
Câu chuyện tương tự đã xảy ra với anh chàng phóng viên Sam Nichols của tạp chí Vice. Sau khi chia sẻ với bạn bè ước mơ du lịch Tokyo, Nhật Bản, Nichols bắt đầu nhận được rất nhiều quảng cáo về các chuyến bay giá rẻ đến quốc gia này. Sau đó, anh đã tiến hành thử nghiệm bằng cách cố ý nói chuyện về những chủ đề khác nhau như quần áo, giày sneaker hay các khóa học đại học khi ở gần chiếc iPhone của mình. Và kết quả cũng không có nhiều thay đổi.
Điện thoại mà bạn sử dụng đã và đang liên tục lắng nghe cuộc trò chuyện của bạn với người khác.
Các nhà nghiên cứu cho biết việc smartphone liên tục lắng nghe người dùng không phải là một điều quá bất ngờ. Đặc biệt là sau scandal Alexa tự động ghi âm và gửi cuộc trò chuyện của người dùng diễn ra vào cuối tháng 5 vừa qua, họ đã cảnh báo rằng một số cụm từ như “OK Google” hay “Hey Siri” có thể vô tình kích hoạt tính năng này.
Hiện tại, đã có rất nhiều ứng dụng, như Facebook, có thể tích hợp các trợ lý ảo trên. Tuy nhiên, việc thiết bị ghi âm lại người dùng và các nhà quảng cáo thu thập được thông tin về họ lại là hai quá trình hoàn toàn khác nhau. Tất nhiên là dữ liệu của bạn sẽ không bị bán trực tiếp cho các nhà quảng cáo, nhưng họ không thiếu cách để đạt được mục tiêu này.
Giáo sư Peter Hannay, chuyên gia kiêm cố vấn bảo mật tại Asterisk cho biết: “Các dữ liệu âm thanh vẫn thường xuyên được gửi về các máy chủ của Facebook, nhưng nguyên nhân kích hoạt chúng hiện vẫn chưa được làm rõ. Đó có thể là do thời gian, địa điểm hay tần suất sử dụng, nhưng có một điều chắc chắn là các ứng dụng, như Facebook, đều lợi dụng quyền truy cập micro của điện thoại và sử dụng chúng theo chu kỳ nhất định. Những tín hiệu được gửi đi đều đã được mã hóa nên rất khó để phát hiện ra nguyên nhân chính xác”.
Facebook và một số ứng dụng khác vẫn thường lợi dụng quyền truy cập micro trên smartphone để theo dõi người dùng.
Một vấn đề đáng lưu ý khác là thiết bị mà bạn đang sử dụng có thể mặc định theo dõi vị trí của bạn – một thông tin cực kì quý giá với các nhà quảng cáo. Ví dụ, iPhone sở hữu tính năng Significant Locations, “cho phép thiết bị của bạn cập nhật vị trí xung quanh bạn để cung cấp những thông tin có ích cho các ứng dụng như Maps, Calendar, Photos,… Dữ liệu của Significant Locations sẽ được mã hóa, ngay cả Apple cũng không thể đọc được”.
Bạn có thể vô hiệu hóa tính năng này bằng cách truy cập Settings > Privacy > Location Services > System Services > Significant Locations.
Theo PhoneArena Google bí mật theo dõi vị trí của 10 triệu người dùng Android ở Úc và tiêu tốn của họ 580 triệu USD dữ liệu di động mỗi năm
Câu chuyện tương tự đã xảy ra với anh chàng phóng viên Sam Nichols của tạp chí Vice. Sau khi chia sẻ với bạn bè ước mơ du lịch Tokyo, Nhật Bản, Nichols bắt đầu nhận được rất nhiều quảng cáo về các chuyến bay giá rẻ đến quốc gia này. Sau đó, anh đã tiến hành thử nghiệm bằng cách cố ý nói chuyện về những chủ đề khác nhau như quần áo, giày sneaker hay các khóa học đại học khi ở gần chiếc iPhone của mình. Và kết quả cũng không có nhiều thay đổi.
Các nhà nghiên cứu cho biết việc smartphone liên tục lắng nghe người dùng không phải là một điều quá bất ngờ. Đặc biệt là sau scandal Alexa tự động ghi âm và gửi cuộc trò chuyện của người dùng diễn ra vào cuối tháng 5 vừa qua, họ đã cảnh báo rằng một số cụm từ như “OK Google” hay “Hey Siri” có thể vô tình kích hoạt tính năng này.
Hiện tại, đã có rất nhiều ứng dụng, như Facebook, có thể tích hợp các trợ lý ảo trên. Tuy nhiên, việc thiết bị ghi âm lại người dùng và các nhà quảng cáo thu thập được thông tin về họ lại là hai quá trình hoàn toàn khác nhau. Tất nhiên là dữ liệu của bạn sẽ không bị bán trực tiếp cho các nhà quảng cáo, nhưng họ không thiếu cách để đạt được mục tiêu này.
Giáo sư Peter Hannay, chuyên gia kiêm cố vấn bảo mật tại Asterisk cho biết: “Các dữ liệu âm thanh vẫn thường xuyên được gửi về các máy chủ của Facebook, nhưng nguyên nhân kích hoạt chúng hiện vẫn chưa được làm rõ. Đó có thể là do thời gian, địa điểm hay tần suất sử dụng, nhưng có một điều chắc chắn là các ứng dụng, như Facebook, đều lợi dụng quyền truy cập micro của điện thoại và sử dụng chúng theo chu kỳ nhất định. Những tín hiệu được gửi đi đều đã được mã hóa nên rất khó để phát hiện ra nguyên nhân chính xác”.
Một vấn đề đáng lưu ý khác là thiết bị mà bạn đang sử dụng có thể mặc định theo dõi vị trí của bạn – một thông tin cực kì quý giá với các nhà quảng cáo. Ví dụ, iPhone sở hữu tính năng Significant Locations, “cho phép thiết bị của bạn cập nhật vị trí xung quanh bạn để cung cấp những thông tin có ích cho các ứng dụng như Maps, Calendar, Photos,… Dữ liệu của Significant Locations sẽ được mã hóa, ngay cả Apple cũng không thể đọc được”.
Bạn có thể vô hiệu hóa tính năng này bằng cách truy cập Settings > Privacy > Location Services > System Services > Significant Locations.
Theo PhoneArena Google bí mật theo dõi vị trí của 10 triệu người dùng Android ở Úc và tiêu tốn của họ 580 triệu USD dữ liệu di động mỗi năm