ZTE đứng trên bờ vực sụp đổ: Trách ai bây giờ?
Tất cả những điều này xảy ra cực kỳ chớp nhoáng sau khi Bộ Thương mại Mỹ đưa ra quyết định cấm ZTE thực hiện mọi hình thức kinh doanh có liên quan đến chuyển nhượng tài sản trí tuệ, linh kiện điện từ, hay phần mềm, với các công ty Mỹ trong vòng 7 năm.
Lệnh cấm này bao gồm cả các chip bán dẫn do Mỹ thiết kế và các phần mềm được cấp phép, như dòng sản phẩm Snapdragon của Qualcomm và các chipset hỗ trợ, cũng như hệ điều hành Android. Không thể mua các linh kiện và phần mềm này, ZTE, một công ty viễn thông trị giá hàng tỷ USD của Trung Quốc, với hàng ngàn nhân viên, đã phải đóng cửa chỉ sau một đêm.
Tại sao điều này có thể xảy ra?
Dù ngành công nghiệp điện tử di động toàn cầu rất rộng lớn, nhưng trên thực tế, chuỗi cung ứng tài sản trí tuệ thực sự được ứng dụng vào thiết kế của các thiết bị lại không lớn như chúng ta vẫn nghĩ.
Số lượng các thiết bị di động được sản xuất ra là cực kỳ lớn, và có rất nhiều công ty tham gia vào quá trình sản xuất này, nhưng quyền được cấp phép các công nghệ cốt lõi có thể ứng dụng vào thiết kế các linh kiện lại chỉ nằm trong tay của một vài công ty.
Đứng trên đỉnh của chuỗi thức ăn đối với smartphone là ARM Holdings, một công ty có trụ sở tại Anh hiện thuộc sở hữu của SoftBank Group – một công ty Nhật hiện có ảnh hưởng rất lớn tại T-Mobile, mà mặc cho sự ngăn cấm của chính phủ, sẽ tiến hành sát nhập với Sprint để trở thành nhà cung cấp viễn thông di động lớn thứ nhì tại Mỹ.
Trong số các hãng sản xuất có sức tác động lớn lên ngành công nghiệp smartphone, có hai hãng thuộc sở hữu và điều hành bởi người Mỹ – Apple và Qualcomm.
Công ty Hàn Quốc Samsung được cho là công ty được cấp phép nhiều thứ hai sau Apple, và với dòng chip Exynos của mình, Samsung có thể sản xuất chip bán dẫn cho bất kỳ nhà sản xuất smartphone nào khác.
Nhưng, cũng như Apple, Samsung giữ lại các thiết kế chip bán dẫn cho các sản phẩm toàn cầu của mình – những sản phẩm mà vì nhiều lý do khác nhau không được sử dụng rộng rãi tại Mỹ.
Samsung, cũng như công ty TSMC của Đài Loan, còn có khả năng chế tạo chip bán dẫn dưới danh nghĩa của Qualcomm. Tuy nhiên, hãng chủ yếu sử dụng các bán dẫn của Qualcomm trên các mẫu smartphone Galaxy bán tại Mỹ. Chẳng hạn như phiên bản Galaxy S9 dành cho thị trường Mỹ sử dụng chip Qualcomm Snapdragon 845.
Chỉ có Qualcomm mới có đủ tầm với để làm với với một lượng lớn các công ty, bởi danh mục sản phẩm cực lớn của hãng, bao gồm không chỉ chip Snapdragon mà còn các linh kiện RF và Wi-Fi nữa.
ZTE đã phụ thuộc quá nhiều vào toàn bộ danh mục sản phẩm của Qualcomm. Không thể mua được các linh kiện này, ZTE sẽ bị buộc phải thiết kế lại mọi sản phẩm của mình trong mọi đơn vị kinh doanh, bao gồm cả trang thiết bị nhà mạng, khi mà công ty này còn là một nhà tiêu dùng lớn đối với công nghệ CDMA của Qualcomm.
ZTE đã bị loại khỏi vòng chiến. Ai sẽ là người tiếp theo?
Huawei, vốn là một công ty lớn hơn rất nhiều, cũng giống như ZTE trước đây, hiện đang bị điều tra hành vi phạm tội và nhiều khả năng sẽ chịu các khoản án phí cực lớn, thậm chí còn có nguy cơ bị áp dụng các lệnh cấm giống hệt ZTE.
Nếu Huawei gặp phải vấn đề như ZTE, họ tốt nhất nên chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với một nguy cơ liên quan đến sự tồn vong của mình, đó là việc mất quyền sử dụng phiên bản thương mại của Android – một kết quả hoàn toàn không có lợi cho bất kỳ hãng smartphone nào trừ Apple.
Nhưng Huawei đã và đang phát triển một hệ điều hành của riêng mình, cho phép hãng tiếp tục phát triển tại thị trường trong nước, cũng như phục vụ các thị trường xuất khẩu lớn như EU và Anh.
Tất cả những điều nêu trên đều không thể ngăn khả năng ARM Holdings, dưới sức ép quốc tế bởi Mỹ, Anh và Nhật, rút giấy phép sử dụng kiến trúc ARM của Huawei.
Đến nay, vẫn chưa có cuộc thảo luận thực sự nào về vấn đề này, nhưng không phải là không có khả năng rằng những căng thẳng ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ dẫn đến những hành động như vậy.
Nhưng không phải mọi người đều chuẩn bị sẵn sàng như Huawei. Hai hãng sản xuất smartphone lớn khác của Trung Quốc cũng đều phụ thuộc mạnh vào các linh kiện của Qualcomm: OnePlus và Xiaomi.
OnePlus – vốn là một công ty con trong đại gia đình công ty của BBK, bao gồm Oppo, thương hiệu smartphone phổ biến nhất ở Trung Quốc -đang nhăm nhe chiếm vị trí thứ 4 của ZTE tại Mỹ. Công ty này hiện không có mối liên hệ nào với các nhà mạng; họ bán sản phẩm trực tiếp đến người dùng, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
Xiaomi chưa hợp tác với nhà mạng nào tạo Mỹ, và hiện tại, hãng này có lẽ đang lo lắng chưa biết có nên tiếp tục đầu tư thêm không khi mà thị trường Mỹ đang bao trùm bởi không khí “antiTrung Quốc”.
Kết quả của màn “rút dây động rừng” này là gì?
Vụ việc ZTE sẽ là một “bài học nhớ đời” đối với các công ty Trung Quốc, và hầu như chắc chắn sẽ buộc học phải tìm cách phát triển không chỉ các công nghệ chế tạo bán dẫn trong nước (để cạnh tranh với TSMC và Samsung), mà còn các thiết kế chip và kiến trúc chip của riêng mình, không lệ thuộc vào bất kỳ tài sản trí tuệ nào sở hữu bởi các công ty nước ngoài.
Các công ty như Huawei với dòng chip Kirin, và MediaTek, sẽ phải đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong nước và với các đối tác Trung Quốc khác đang tìm kiếm nguồn bán dẫn dự phòng cho các đối tác Mỹ tương ứng.
Đã có một cuộc thảo luận nghiêm túc về khoản đầu tư 47 tỷ USD mà chính phủ Trung Quốc đang dự định tung ra nhằm thúc đẩy phát triển các thiết kế bán dẫn tại Trung Quốc, và thậm chí là cả các kiến trúc của riêng nước này nữa.
Các kiến trúc mã nguồn mở như RISC-V có lẽ sẽ nhận được sự quan tâm đáng kể từ các công ty như Huawei và MediaTek.
Trong tầm nhìn dài hạn, sự độc lập về công nghệ này sẽ tốt cho Trung Quốc và các công ty trong nước, nhưng nó cũng cách ly các công ty Mỹ khỏi thị trường lớn nhất thế giới này.
Hi vọng, ZTE là ví dụ duy nhất mà Bộ Thương mại Mỹ muốn nêu ra, và chúng ta sẽ không còn phải chứng kiến bất kỳ sự sụp đổ nào nữa. Nhưng nếu “đời không như là mơ”, hãy chuẩn bị để chứng kiến một cuộc thanh trừng lớn đối với các sản phẩm điện tử di động và các nhà sản xuất Trung Quốc tại Mỹ và các thị trường xuất khẩu lớn khác.
Minh.T.T
Theo ZDNet