Trang chủ Tin Tức Singapore phát triển dịch vụ gọi xe buýt theo nhu cầu

Singapore phát triển dịch vụ gọi xe buýt theo nhu cầu

776

Chiến lược phát triển xe bus theo nhu cầu của LTA

Bước tiến tới quốc gia thông minh
LTA bắt đầu kêu gọi đấu thầu để phát triển dịch vụ gọi xe buýt theo nhu cầu từ tháng 8/2017 và nay đã tìm được chủ nhân cho các hợp đồng trị giá lên tới 380.000 USD. Đây mới là giai đoạn bỏ thầu thứ nhất, giai đoạn còn lại sẽ diễn ra vào quý III/2018. Sau đó, các cuộc thử nghiệm hoạt động sẽ bắt đầu vào quý IV/2018.
Hai đơn vị được trao thầu trong giai đoạn thầu là Via Transportation, Inc. (VIA) và Ministry of Movement Pte Ltd (SWAT).  Trong đó, VIA đã và đang cung cấp các dịch vụ xe buýt theo yêu cầu tại các thành phố như New York kể từ năm 2012. Còn SWAT là công ty khởi nghiệp của địa phương với chưa đầy hai năm hoạt động. Cả hai đều sẽ phát triển thuật toán định tuyến và thuật toán kết hợp linh hoạt. Các bên sẽ sử dụng phương pháp triển khai xe buýt tùy theo nhu cầu thực tế, dựa trên các điểm đón/trả khách.
Giám đốc chịu trách nhiệm về Dịch vụ Công của LTA, ông Yeo Teck Guan công nhận thành công của dịch vụ đặt xe qua ứng dụng điện thoại. Ông nhấn mạnh, ứng dụng và phân tích dữ liệu đã cách mạng hóa hoạt động đi lại của người dân. Việc sử dụng công nghệ này có thể giúp dịch vụ xe buýt công tối ưu hóa nguồn cung. Cùng lúc, người tham gia giao thông được hưởng dịch vụ tốt hơn. Ông tin rằng, với sự ra đời của những dịch vụ như vậy, Singapore sẽ sớm hiện thực hóa sáng kiến quốc gia thông minh.
Đối thủ tiềm năng nặng ký của Grab
LTA không phải là đơn vị tiên phong trong dịch vụ xe buýt theo yêu cầu. Hiện nay, ngành này đã có một số “cầu thủ” như: Grabshuttle, ShareTransport và Beeline.
Công ty Phát triển Infocom (IDA) và LTA đã ra mắt dịch vụ Beeline vào tháng 8/2015. Đây là dịch vụ xe buýt dựa trên nguồn lực cộng đồng và đã ra mắt ứng dụng trên điện thoại. Năm 2016, các nhà khai thác giao thông của tư nhân mở dịch vụ ShareTransport. Tháng 3/2017, Grab trình làng Grabshuttle. Một số nhà khai thác yêu cầu người dùng phải mua vé theo tháng.
Nếu dịch vụ do LTA phát triển, trong tương lai, có khả năng sẽ đe dọa sự sống còn của các ứng dụng tư nhân khác. Bởi khi đó, các khách hàng hiện nay có thể chạy sang dịch vụ mới nếu rẻ và đáng tin cậy hơn.
Với lợi thế “sinh sau đẻ muộn”, ứng dụng của LTA sẽ ưu việt hơn về công nghệ và sử dụng các thuật toán đã được lựa chọn kỹ càng. Bên cạnh đó, là cơ quan Nhà nước, LTA có thể đảm bảo, cho phép người dân vẫn có thể sử dụng các dịch vụ xe buýt truyền thống hoặc có thể thử dùng dịch vụ gọi xe buýt của LTA.
Đây chắc chắn là lợi thế vượt trội của công ty này so với các đối thủ tư nhân khác. Lúc đó, lịch sử có thể lặp lại như cách ngành công nghiệp taxi truyền thống từng bị gián đoạn vì Uber và Grab.
Song, dịch vụ này vẫn đang ở giai đoạn đầu thai nghén, phải đến cuối năm nay mới có thể thực hiện thử nghiệm hoạt động. Chưa kể, các cơ quan Chính phủ Singapore vốn mang tiếng là hay trì trệ trong quá trình thực hiện.

Dịch vụ đặt xe buýt theo nhu cầu hoạt động tương tự như cách thức Uber, Grab đang vận hành. Dịch vụ cho phép hành khách sử dụng ứng dụng qua điện thoại, nhập điểm cần đón và đến. Sau đó, khách có thể chọn tuyến trên danh sách ứng dụng đưa ra, đặt thời gian đón. Việc còn lại là chờ tại các nhà chờ xe buýt có sẵn dọc toàn bộ tuyến đường. Khách có thể theo dõi tình trạng xe buýt hoạt động trong thời gian thực. 

Trang Trần