Bạn đã bao giờ vô thức với tay cầm lấy chiếc smartphone của mình khi phải nói chuyện với những người không quen biết, hay cảm thấy lạc lõng vì bạn chẳng biết gì về chủ đề của cuộc trò chuyện? Đó là một hành động rất phổ biến trong xã hội hiện tại, giúp bạn cảm thấy an toàn khi bị cô lập. Và điều này đã được chứng minh.
Các nhà nghiên cứu mới đây đã công bố một kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mọi người đang có xu hướng coi chiếc điện thoại của họ là một “vỏ bọc an toàn” để giúp bản thân đối phó với những tình huống khó xử khi giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Qua các thí nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những người được phép giữ smartphone bên người có mức độ hoocmon căng thẳng thấp hơn khi bị lờ đi khỏi cuộc trò chuyện, cho dù họ có sử dụng hay không. Nói cách khác, chỉ cần sự hiện diện của chiếc điện thoại đã là đủ để khiến họ cảm thấy an tâm hơn.
Tại sao lại như vậy? Đó là vì điện thoại biểu tượng của một “mạng lưới cá nhân rộng lớn” của bạn, tiến sĩ John Hunter, người đại diện nhóm nghiên cứu cho biết. Nó có thể đại diện cho tất cả những người bạn muốn tiếp cận khi bạn cảm thấy bị cô lập. Khi có nó, việc những người ngồi trước mặt bạn đang không quan tâm đến bạn dường như không còn quan trọng, vì sao? Vì tất cả những liên hệ Facebook, bạn bè, người thân đang nằm gọn trong túi quần bạn. Và khi những người “mất kết nối” khỏi cuộc trò chuyện tự giải vây cho mình bằng cách nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại, các nhà nghiên cứu tin rằng chiếc điện thoại đó đang cung cấp cho họ một “cảm giác an toàn”.
Nghiên cứu này không hẳn là toàn diện khi chỉ có 148 người tham gia thử nghiệm với độ tuổi trung bình trên 20 tuổi. Những người lớn tuổi không gắn bó với smartphone từ khi còn nhỏ có thể sẽ phản ứng theo cách khác. Tuy nhiên, nếu điều này đúng với đa số những người còn lại thì có lẽ bạn sẽ muốn giữ điện thoại ở gần mình khi nói chuyện với đồng nghiệp mới hoặc bạn cùng lớp mà bạn chưa hề quen biết.
Bạn có thường phản ứng như thế này mỗi khi cảm thấy cô đơn lạc lõng trong những cuộc trò chuyện thường ngày không? Hãy cho chúng tôi biết dưới phần bình luận nhé.
Trần Vũ Đức
Tại sao lại như vậy? Đó là vì điện thoại biểu tượng của một “mạng lưới cá nhân rộng lớn” của bạn, tiến sĩ John Hunter, người đại diện nhóm nghiên cứu cho biết. Nó có thể đại diện cho tất cả những người bạn muốn tiếp cận khi bạn cảm thấy bị cô lập. Khi có nó, việc những người ngồi trước mặt bạn đang không quan tâm đến bạn dường như không còn quan trọng, vì sao? Vì tất cả những liên hệ Facebook, bạn bè, người thân đang nằm gọn trong túi quần bạn. Và khi những người “mất kết nối” khỏi cuộc trò chuyện tự giải vây cho mình bằng cách nhìn chằm chằm vào màn hình điện thoại, các nhà nghiên cứu tin rằng chiếc điện thoại đó đang cung cấp cho họ một “cảm giác an toàn”.
Nghiên cứu này không hẳn là toàn diện khi chỉ có 148 người tham gia thử nghiệm với độ tuổi trung bình trên 20 tuổi. Những người lớn tuổi không gắn bó với smartphone từ khi còn nhỏ có thể sẽ phản ứng theo cách khác. Tuy nhiên, nếu điều này đúng với đa số những người còn lại thì có lẽ bạn sẽ muốn giữ điện thoại ở gần mình khi nói chuyện với đồng nghiệp mới hoặc bạn cùng lớp mà bạn chưa hề quen biết.
Bạn có thường phản ứng như thế này mỗi khi cảm thấy cô đơn lạc lõng trong những cuộc trò chuyện thường ngày không? Hãy cho chúng tôi biết dưới phần bình luận nhé.
Trần Vũ Đức