Trang chủ Tin Tức Số phận bi thảm của Trái đất và Mặt trời khi lỗ...

Số phận bi thảm của Trái đất và Mặt trời khi lỗ đen khổng lồ tiến đến gần

797
Từ thế kỷ 18, các nhà thiên văn học đã thảo luận về một hiện tượng kỳ dị trong không gian. Lực hấp dẫn của nó hút tất cả mọi thứ xung quanh nó bao gồm cả ảnh sáng. Các nhà khoa học gọi đó là hố đen vũ trụ, dù bản thân họ cũng không biết chính xác thế nào là hố đen vì chưa bao giờ họ thực sự thấy chúng.

Năm 2012, những hình ảnh đầu tiên về lỗ đen Cygnus X-1 đã được ghi lại bởi Fiona Garrison, một chuyên gia của Viện Công nghệ California tại Mỹ và là người phụ trách kính thiên văn NuSTAR Nuclear Spectroscopic Telescope Array (NuSTAR). Khi đó Cygnus X-1 đang nuốt dần một ngôi sao khổng lồ gần đó và phát ra vô số chùm tia X mạnh.
Số lượng và kích thước của lỗ đen trong vũ trụ khổng lồ hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Chúng có thể chỉ bằng một hành tinh trong Hệ mặt trời nhưng cũng có thể lớn bằng cả Hệ mặt trời. Những hố đen siêu lớn ẩn nấp ở trung tâm của các thiên hà như những con mãnh thú và nuốt chửng những thiên thể tới quá gần chúng. Lỗ đen hút khí và bụi trong vũ trụ và các ngôi sao gần đó để dần lớn lên.
Một lỗ đen khổng lồ có thể biến Mặt trời thành tro bụi. Ảnh minh họa
Nếu một lỗ đen khổng lồ như Cygnus X-1 tới gần Hệ Mặt trời, trọng lực của nó sẽ gây ra hỗn loạn khi tiến vào phạm vi khoảng một năm ánh sáng. Quỹ đạo của các hành tinh nằm ngoài sẽ bị thay đổi đáng kể. Điều này sẽ đe dọa các hành tinh nằm trong Hệ mặt trời, thậm chí cả Mặt trời. Khi ở khoảng cách 100.000 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời, một bong bóng bụi dày đặc bao quanh Mặt trời điều này có thể văng ra một lượng lớn thiên thạch.

Chúng ta không thể nhìn thấy lỗ đen này trừ hiệu ứng thấu kính trọng trường nhỏ với các vì sao xa, chỉ khi nó bắt đầu hút khí gas từ các hành tinh khí khổng lồ ở vành ngoài, chúng ta mới phát hiện đĩa vật chất bồi thêm hình thành quanh hố đen. Bất cứ hành tinh nào không may nằm trên đường đi của nó đều bị nuốt trọn. Các hành tinh sẽ đột ngột bị xé vụn.
Khi nó tới được vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc, lực hút trọng trường sẽ bóp vỡ Trái đất gây ra những trận động đất có sức hủy diệt và các siêu núi lửa. Vào lúc hố đen này tới được quỹ đạo của Trái đất, hành tinh của chúng ta sẽ chỉ còn là một hòn đá ngập trong dung nham không sinh vật nào sống nổi. Sao Thủy và sao Kim sẽ chịu chung số phận ngay sao đó.
Trận chiến cuối cùng là hố đen và Mặt trời. Tùy thuộc vào khối lượng lúc đầu của hố đen, có khả năng mặt trời vẫn tồn tại ở một dạng nào đó. Nhưng khả năng lớn nhất là Mặt trời sẽ bị nghiền nát thành một đám bụi với gas siêu nóng xoay tròn quanh hố đen vô thời hạn. Hố đen sẽ thay thế Hệ mặt trời bằng hỏa ngục tròn tạo ra từ những hành tinh đã bị nuốt trọn trước đó.
Thanh Nhàn (T/h)

VietBao.vn