Trang chủ Tin Tức Sống ở Mặt trăng có thể bị ung thư phổi

Sống ở Mặt trăng có thể bị ung thư phổi

783


Mặt trăng đã được con người Trái đất khám phá từ lâu, nhưng vẫn còn rất nhiều điều ở hành tinh này mà chúng ta chưa biết. Mặt trăng cũng được khoa học Trái đất xếp vào danh sách tìm hiểu để xem con người có thể sống được ở đây không.
Tuy nhiên, ngoài điều chủ yếu là ở Mặt trăng không có oxy thì còn một vấn đề nan giải không kém, đó là bụi ở Mặt trăng có thể xâm nhập vào phổi và dẫn đến hàng loạt bệnh tật. Trang Popularmechanics cho biết con người có thể bị bệnh về đường hô hấp, phổi, viêm phế quản khi tiếp xúc lâu với bụi trên Mặt trăng.
Thông tin này được đưa ra từ nghiên cứu khoa học của ĐH Stony Brook ở New York và đã được công bố chính thức trên tạp chí GeoHealth. Nghiên cứu chỉ rõ Mặt trăng không có bầu khí quyển bảo vệ như Trái đất, và các hạt bụi ở đó thường bị gió mặt trời làm cho nhiễm điện.

Bụi ở Mặt trăng có thể gây ung thư phổi.

Các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu này đã lấy các mẫu đất bắt chước bụi Mặt trăng và cho các tế bào não, tế bào phổi của chuột tiếp xúc với mẫu đất đó. Kết quả họ thấy 90% tế bào não chuột đã bị bụi làm suy giảm, thậm chí làm hỏng các tế bào ở mức DNA. Như vậy đối với tế bào phổi hay não của con người, tình trạng sẽ rất nghiêm trọng.
Bởi bụi của Mặt trăng rất dễ xâm nhập vào đường hô hấp và rất khó để ngăn chặn nó. Trước khi nghiên cứu này được thực hiện, các nhà khoa học của Trái đất cũng đã có ý thức về điều này khi các phi hành gia của phi hành đoàn Apollo đã lưu ý: “các hạt bụi bao phủ tất cả mọi thứ và vết bẩn vẫn còn sau khi chúng tôi cố gắng làm sạch nó” và bụi ở Mặt trăng “mùi hăng đặc biệt như thuốc súng khi ngửi phải“. 
Các phi hành gia này không mắc bệnh gì nghiêm trọng có lẽ vì họ ở Mặt trăng trong thời gian ngắn. Như vậy, việc tạo ra môi trường sống trên Mặt trăng của chúng ta còn rất nhiều vấn đề khó giải quyết.