Ngày nay, các nhà khoa học đang dịch chuyển dần nhận thức của mình về việc có một siêu trí tuệ nào đó đã tạo lên vũ trụ cũng như sự sống. Bởi rất khó có thể tin rằng sự sống được hình thành một cách ngẫu nhiên.
Đã từng một thời, thuyết tiến hóa được xem là một trong những học thuyết quan trọng nhất của ngành sinh vật học. Tuy nhiên, càng ngày khoa học càng phát triển và càng có nhiều bằng chứng cho thấy thuyết tiến hóa còn nhiều điểm hạn chế. Những người tin thuyết tiến hóa quả quyết rằng sự sống bắt nguồn từ sự tình cờ; sau đó chúng dần dần tiến hóa thành những sinh vật phức tạp hơn. Nhưng tình hình có vẻ không thực tế khi các nhà khoa học đưa ra những số liệu thống kê cho thấy xác suất để sự sống hình thành ngẫu nhiên là cực nhỏ.
>> Xem thêm:
Đơn vị căn bản của mọi sinh vật là tế bào, và thành phần vật chất căn bản để hình thành một tế bào là chất đạm. Những người theo thuyết tiến hóa thừa nhận rằng để hình thành một phân tử chất đạm đơn giản, xác suất kết hợp của những nguyên tử và phân tử thích hợp là khoảng 1/10113, nói cách khác, cứ 10113 lần, chỉ một lần có cơ may để sự kiện xảy ra. Nhưng theo các nhà toán học, bất cứ sự kiện nào có cơ may là 1/ 1050 điều ấy xem như không bao giờ xảy ra.
Tuy nhiên, để hình thành sự sống không chỉ cần có một phân tử chất đạm đơn giản. Để hoạt động, một tế bào cần 2.000 loại chất đạm khác nhau. Thế thì xác suất để tất cả những việc này xảy ra do ngẫu nhiên là bao nhiêu? Người ta ước lượng cơ may là 1/1040.000!
Nếu như cơ may để một tế bào hình thành cách ngẫu nhiên cực nhỏ như thế thì cơ may để tế bào đó tiến hóa thành nhiều động vật phức tạp và đa dạng khác lại càng nhỏ hơn. Thật ra, ngoài những khác biệt hiển nhiên về thể chất, giữa loài người và loài thú còn có những khác biệt lớn lao khác nữa. Loài người được phú cho lương tâm; con người có cảm xúc, khiếu thẩm mỹ, khái niệm đạo đức, khả năng suy nghĩ và khả năng lý luận, loài thú không có những khả năng này.
Quan sát kỹ một tế bào sống li ti sẽ giúp chúng ta hiểu được tại sao. Cơ thể chúng ta được cấu tạo bởi khoảng 100 ngàn tỷ tế bào nhỏ li ti. Mỗi tế bào sống phức tạp đến nỗi có thể ví như một thành phố có nhiều hoạt động, như phát điện, điều hành, vận chuyển và phòng thủ. Ngoài ra, nhân tế bào còn chứa hàng chục ngàn các gen DNA được sắp xếp một cách phức tạp. Người ta cho rằng DNA của chúng ta chứa đựng thông tin đủ cho một bộ bách khoa tự điển gồm hàng ngàn tập.
Những mã hóa đằng sau DNA cho thấy rằng độ phức tạp của nó có thể khiến ngay cả trí tưởng tượng của chúng ta cũng phải bối rối. Chỉ một lượng DNA thôi cũng đã chứa đựng thông tin tương đương với một lượng sách mà có thể bao quanh thế giới nhiều lần. Và DNA hoạt động giống như ngôn ngữ với mã phần mềm cực kỳ phức tạp của riêng nó.Tất cả thông tin này hợp thành một đồ án thiết kế di truyền xác định màu da, mẫu tóc, vóc dáng và vô số những chi tiết khác về cơ thể của chúng ta.
Ngay cả những người ủng hộ thuyết tiến hóa vẫn phải thừa nhận rằng nguồn gốc của sự rắc rối phức tạp của DNA là không thể giải thích được. Sự phức tạp của DNA đã khiến nhà khoa học Francis Crick tin rằng nó không thể được tạo ra trên Trái đất một cách tự nhiên. Ông tin rằng sự sống quá phức tạp để có thể được tạo ra trên Trái đất, và ắt hẳn nó phải tới từ không gian xa hơn bên ngoài kia.
Vào đầu thế kỷ 21, người theo thuyết vô thần nổi tiếng Antony Flew, người chưa từng tin về những điều này trong suốt cuộc đời mình đã bất ngờ và thậm chí nghiên cứu về trí tuệ đáng kinh ngạc phía sau DNA. Flew giải thích những gì đã khiến ông thay đổi quan điểm của mình:
“Những gì tôi nghĩ về việc các chuỗi phân tử DNA đã làm chính là để cho thấy trí tuệ như vậy chắc hẳn phải liên quan đến việc khiến những phân tử đa dạng và đặc biệt này lại liên kết với nhau. Tôi thấy rằng những thành quả có được một cách vô cùng phức tạp đó giống như việc làm của một trí tuệ… Hiện tại dường như tôi cho rằng những phát hiện sau hơn năm mươi năm nghiên cứu về DNA đã cung cấp những tài liệu cho một lý luận mới đầy sức mạnh”.
Cấu trúc và chức năng hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau trong thân thể chúng ta thật phức tạp và tài tình đến độ không một bộ máy nào do con người chế tạo có thể bì kịp dẫu một phần rất nhỏ của nó. Trong tất cả các cơ quan của cơ thể chúng ta, não bộ là cơ quan gây nhiều kinh ngạc hơn cả. Bộ bách khoa The New Encyclopædia Britannica ghi nhận: “Việc chuyển tải thông tin trong thần kinh hệ phức tạp hơn cả một tổng đài điện thoại lớn nhất; não bộ con người có khả năng giải quyết vấn đề vượt trội hơn các máy điện toán mạnh nhất”. Chức năng đáng sợ của não bộ chúng ta khiến cho các nhà khoa học phải kinh ngạc.
Ngày nay, các nhà khoa học đang dịch chuyển dần nhận thức của mình về việc có một siêu trí tuệ nào đó đã tạo lên vũ trụ cũng như con người. Bởi rất khó có thể tin rằng sự sống nói chung, con người nói riêng được hình thành một cách ngẫu nhiên.
Tiến sĩ Freeman Dyson nhà vật lý nổi tiếng người Anh cho rằng vũ trụ là một siêu trí tuệ khổng lồ và tồn tại vĩnh cửu. Nếu vũ trụ thực sự là một siêu trí tuệ thì phải chăng sự sống trên trái đất, trong đó có con người, đã được siêu trí tuệ này tạo ra? Với những xác suất để sự sống xuất hiện thấp đến mức gần như không thể xảy ra thì chỉ có một siêu trí tuệ vô cùng vĩ đại như vậy mới có thể thực hiện được.
Nam Minh
Có thể bạn quan tâm: