Cà phê giúp chúng ta tỉnh táo, tập trung, vui vẻ và tràn đầy năng lượng cho dù ta đang trong tình trạng thiếu ngủ, nhưng ngược lại, nó cũng làm tăng huyết áp, và làm ta cảm thấy bồn chồn. Tại sao cà phê là loại chất kích thích được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, nó giúp chúng ta tỉnh táo như thế nào?
Cà phê có chứa thành phần giống phân tử gây ngủ nhưng lại giúp tỉnh táo
Đầu tiên, chúng ta cần xem xét thành phần hoá học của caffeine. Hình dạng của caffeine được cấu tạo tương tự như một phân tử quan trọng của não gọi là “adenosine” – phân tử gây ngủ chính của cơ thể.
Hình dạng của caffeine được cấu tạo tương tự như phân tử gây ngủ “adenosine” của não. (Ảnh: Optimoz)
Các tế bào thần kinh trong não có những thụ thể ức chế (gọi là receptor) vừa khớp với phân tử adenosine. Do cấu tạo tương tự nên caffeine có thể “bắt chước” adenosine và gắn với các receptor.
Tại sao cà phê giúp chúng ta tỉnh táo hơn?
Đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng “tỉnh ngủ” của caffeine. Các nghiên cứu này đều tập trung vào chất adenosine do não bộ sản xuất khi ta không ngủ hoặc khi làm việc. Cơ thể càng làm việc nhiều thì lượng adenosine sản xuất ra càng cao.
Chất này sẽ bám vào các thụ thể ức chế của tế bào thần kinh (receptor), làm thần kinh giảm hoạt động và ta cảm thấy buồn ngủ. Đây cũng là phản ứng tốt, vì nếu cứ kéo dài sự làm việc thì cơ thể sẽ mau suy nhược. Giấc ngủ là cơ hội để cơ thể nghỉ ngơi, bồi dưỡng sinh lực, sẵn sàng cho các hoạt động kế tiếp.
Caffeine có cấu trúc tương tự như adenosine. Do đó, chúng có thể chiếm chỗ của adenosine nơi các thụ thể thần kinh (receptor), khiến cho adenosine không thể gặp receptor, và gây ra kích thích cho hệ thần kinh. Hệ thần kinh hoạt động nhiều hơn và một trong những hệ quả là ta thấy tỉnh táo, nhanh nhẹn hơn. Vì thế các tài xế lái xe đường trường, những người làm việc trí óc nhiều… đều uống cà phê để trở nên sáng suốt.
Caffeine có thể chiếm chỗ của adenosine để gắn vào các thụ thể thần kinh (receptors) và kích thích hệ thần kinh, khiến cho chúng ta không cảm thấy buồn ngủ nữa. (Ảnh: Coffee and Health)
Caffeine cũng có thể tăng cảm xúc tích cực. Nó ảnh hưởng lên hóa chất dopamine, một chất gây ra cảm giác sảng khoái cho cơ thể. Caffeine kích thích não, sản xuất nhiều dopamine hơn.
Không chỉ thế, cà phê còn giúp tăng tốc độ trao đổi chất, tăng tốc độ đốt cháy chất béo. Các chất trong cà phê có thể cải thiện đáng kể hoạt động thể lực và sức mạnh.
Nhiều nghiên cứu trong những năm trở lại đây cho thấy rằng những người uống cà phê có ít nguy hơn mắc một số bệnh nguy hiểm hơn là những người không uống. Cụ thể, những người uống cà phê có ít khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh Parkinson, sa sút trí tuệ, bệnh ung thư, vấn đề về tim và đột quỵ.
Những người uống cà phê có ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh Parkinson, sa sút trí tuệ, bệnh ung thư, vấn đề về tim và đột quỵ. (Ảnh: FreeImages.com)
Mặc dù vậy các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo rằng nếu uống cà phê nhiều đến nỗi làm cho ta mất ngủ cả đêm, thì cà phê sẽ có hại cho sức khỏe, bởi vì giấc ngủ là một chu trình không thể thiếu giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh và hồi phục sau một ngày làm việc dài mệt mỏi.
Video:
Cà phê có chứa thành phần giống phân tử gây ngủ nhưng lại giúp tỉnh táo
Đầu tiên, chúng ta cần xem xét thành phần hoá học của caffeine. Hình dạng của caffeine được cấu tạo tương tự như một phân tử quan trọng của não gọi là “adenosine” – phân tử gây ngủ chính của cơ thể.
Các tế bào thần kinh trong não có những thụ thể ức chế (gọi là receptor) vừa khớp với phân tử adenosine. Do cấu tạo tương tự nên caffeine có thể “bắt chước” adenosine và gắn với các receptor.
Tại sao cà phê giúp chúng ta tỉnh táo hơn?
Đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng “tỉnh ngủ” của caffeine. Các nghiên cứu này đều tập trung vào chất adenosine do não bộ sản xuất khi ta không ngủ hoặc khi làm việc. Cơ thể càng làm việc nhiều thì lượng adenosine sản xuất ra càng cao.
Chất này sẽ bám vào các thụ thể ức chế của tế bào thần kinh (receptor), làm thần kinh giảm hoạt động và ta cảm thấy buồn ngủ. Đây cũng là phản ứng tốt, vì nếu cứ kéo dài sự làm việc thì cơ thể sẽ mau suy nhược. Giấc ngủ là cơ hội để cơ thể nghỉ ngơi, bồi dưỡng sinh lực, sẵn sàng cho các hoạt động kế tiếp.
Caffeine có cấu trúc tương tự như adenosine. Do đó, chúng có thể chiếm chỗ của adenosine nơi các thụ thể thần kinh (receptor), khiến cho adenosine không thể gặp receptor, và gây ra kích thích cho hệ thần kinh. Hệ thần kinh hoạt động nhiều hơn và một trong những hệ quả là ta thấy tỉnh táo, nhanh nhẹn hơn. Vì thế các tài xế lái xe đường trường, những người làm việc trí óc nhiều… đều uống cà phê để trở nên sáng suốt.
Caffeine cũng có thể tăng cảm xúc tích cực. Nó ảnh hưởng lên hóa chất dopamine, một chất gây ra cảm giác sảng khoái cho cơ thể. Caffeine kích thích não, sản xuất nhiều dopamine hơn.
Không chỉ thế, cà phê còn giúp tăng tốc độ trao đổi chất, tăng tốc độ đốt cháy chất béo. Các chất trong cà phê có thể cải thiện đáng kể hoạt động thể lực và sức mạnh.
Nhiều nghiên cứu trong những năm trở lại đây cho thấy rằng những người uống cà phê có ít nguy hơn mắc một số bệnh nguy hiểm hơn là những người không uống. Cụ thể, những người uống cà phê có ít khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh Parkinson, sa sút trí tuệ, bệnh ung thư, vấn đề về tim và đột quỵ.
Mặc dù vậy các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo rằng nếu uống cà phê nhiều đến nỗi làm cho ta mất ngủ cả đêm, thì cà phê sẽ có hại cho sức khỏe, bởi vì giấc ngủ là một chu trình không thể thiếu giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh và hồi phục sau một ngày làm việc dài mệt mỏi.
Video:
Ngọc Thuần