Trang chủ Tin Tức Tại sao chúng ta thường bị giật điện khi chạm vào đồ...

Tại sao chúng ta thường bị giật điện khi chạm vào đồ vật trong mùa đông?

1125
Vào mùa đông thời tiết hanh khô, nhiều người thường bị điện giật mỗi khi chạm vào một đồ vật nào đó, nhất là đồ bằng kim loại. Tuy nhiên ít người biết về yếu tố tác động khiến hiện tượng này xảy ra nhiều trong mùa đông. Và bài viết này sẽ giúp bạn biết đó là gì. 
Có lẽ rất nhiều người sẽ không thích đông cho lắm bởi thời tiết giá lạnh khó chịu và thường làm da bị khô, nhất là ở môi và mặt. Ngoài ra, trong thời tiết hanh khô thế này, chúng ta nhiều lúc cảm thấy thót tim khi đột nhiên bị điện giật tanh tách mỗi khi chạm vào đồ kim loại, co kéo chăn, bật công tắc… hay đơn giản chỉ là chạm vào nhau. 
Theo các chuyên gia, hiện tượng này gọi là hiện tượng tĩnh điện và chúng ta cảm giác bị điện giật chính là vì bị giật tĩnh điện đó.
Tĩnh điện là hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu, điện tích sẽ được lưu giữ ở đó cho đến khi nó có thể truyền đi nơi khác thông qua một dòng điện hoặc sự phóng điện. Một điện tích tĩnh điện được tạo ra khi hai bề mặt tiếp xúc với nhau rồi tách ra, và ít nhất một trong các bề mặt này có điện trở suất cao. 
Vậy nguyên nhân gì khiến hiện tượng tĩnh điện thường hay xảy ra vào mùa đông?
Trong thực tế, khi 2 vật tiếp xúc với nhau, điện tích sẽ di chuyển từ vật này sang vật kia dẫn đến sự dư thừa điện tích dương trên một vật, còn một vật dư thừa điện tích âm. Cơ thể người hay bất kể động, thực vật nào là một bộ máy điện hóa đặc biệt, có khả năng tạo ra một lượng điện năng siêu nhỏ đủ gây tê tê khi vô tình chạm vào đồ vật nào. 
VÍ dụ như bức hình dưới đây, tóc của cậu bé bị dựng đứng lên khi cu cậu nhảy liên tục trên tấm đệm lò xo và khi sau khi chạm vào ngón tay của bố, cậu bị giật bất ngờ và tay trở về trạng thái ban đầu. Nguyên nhân ở đây là khi nhay trên tấm đệm lò xo, cậu bé đã tích tụ thêm electron và đó là lý do khiến tóc của cậu bị dựng đứng bởi các electron trên cơ thể cậu đẩy nhau. 
(Ảnh: NetNews)
Tuy nhiên, lúc chạm vào tay của ông bố, tát cả các electron trên cơ thể cậu bé bất ngờ di chuyển sang người ông và khiến cậu bé bị sốc điện bất ngờ. 
Khi có hành động gây ma sát như kéo co quần áo, chải tóc,… thì cảm nhận rất rõ hiện tượng này. Những tiếng nổ tanh tách hay tóc dựng lên cách khó hiểu. 
Theo ScienceAlert, cũng có nhiều trường hợp xảy ra hiện tượng giật điện như vậy khi bạn cọ xát chân lên thảm hay chạm vào ta nắm cửa. Khi vô tình chạm vào tay nắm cửa, điện tích âm trên cơ thể sẽ tăng cho đến khi đủ sinh ra 1 lượng điện yếu cho phép điện tích giữa bàn tay và tay nắm cửa đột ngột tóe tia lửa, gây cảm giác tê tê. 
Dòng điện sinh ra do tĩnh điện rất yếu, không nguy hiểm cho cơ thể hay sức khỏe của con người cũng như gây sốc, giật tê cho người bị tác động. 
Chạm vào tay nắm cửa trong mùa đông cũng có cảm giác giật tê. (Ảnh: Timetoast)
Vậy nên, vào mùa hè, độ ẩm không khí cao nên những cú sốc điện rất ít xuất hiện hơn màu đông với thời tiết hanh khô. Tĩnh điện đa số xảy ra trong thời tiết giá lạnh vì không khí thiếu độ ẩm cần thiết cho điện tĩnh duy trì sự cân bằng.
Ví dụ vào mùa đông, mỗi lần bỏ mũ hoặc cởi áo len, mũ áo khoác ra, lông tóc bỗng dưng lại dựng đứng lên, trông rũ rượi và buồn cười. Nguyên nhân là do tóc có cấu tạo giống như móng tay, nên khi bị hư tổn, tóc không có khả năng duy trì độ ẩm và tự phục hồi. Vì vậy, khi độ ẩm của tóc mất đi vì thời tiết khô hanh, tóc dễ sinh ra tĩnh điện. 
Làm gì để tránh hiện tượng tĩnh điện?
Tăng độ ẩm cho không khí: Mùa đông độ ẩm không khí rất thấp nên chúng ta cần sử dụng máy phun sương, tạo ẩm… sẽ làm giảm hiện tượng tĩnh điện khi có va chạm giữa người, vật. 
Chọn quần áo: Sử dụng quần áo có chất liệu vải tự nhiên như cotton thay cho chất liệu sợi tổng hợp (polyester, nynon).
Uống thật nhiều nước hoặc bôi kem dưỡng da nhằm đảm bảo độ ẩm cao cho da của bạn.
Tránh đi hoặc đeo những vật dụng bằng len, cao su và da trên chân. 
Video:

Sơn Tùng