Trang chủ Tin Tức Tại sao hươu cao cổ không bị chóng mặt dù cổ của...

Tại sao hươu cao cổ không bị chóng mặt dù cổ của chúng rất dài?

711

Nhiều người nếu đứng lên một vị trí cao hơn so với mặt đất thì ngay lập tức bị chóng mặt nhưng đối với loài hươu cao cổ, điều đó chẳng hề hấn gì với chúng hết. Tại sao lại như vậy?
Với chiếc cổ dài quá khổ của mình, hươu cao cổ là một trong những loài động vật cao nhất thế giới tự nhiên. Chỉ mất khoảng 1 hoặc 2 giây, một con hươu cao cổ có thể nâng cái đầu của nó từ mặt đất lên tới độ cao khoảng 4,5 mét mà không bao giờ bị choáng váng.
Hươu cao cổ không bao giờ bị choáng dù có cái cổ rất dài. (Ảnh: wallpapers13.com)
Nhà sinh lý học Graham Mitchell thuộc Đại học Wyoming nhận xét: “Nếu làm được điều này giống chúng, chắc chắn chúng ta ngất xỉu ngay lập tức.”
Vì vậy hươu cao cổ phải có đặc điểm gì đó đặc biệt giúp chúng có thể bình an vô sự như vây.
Trên tạp chí Experimental Biology, Graham Mitchell cùng các cộng sự cho rằng một trái tim năng động, khỏe mạnh và huyết áp cao là điểm mấu chốt giúp hươu cao cổ không bị ngất xỉu hay chóng mặt.
Cơ chế hoạt động
Nếu chúng ta treo ngược mình lên, đầu não không minh mẫn và mặt sẽ bị đỏ lên khiến bạn nhanh chóng lộn ngược mình lại. Nếu huyết áp của bạn quá thấp không đủ máu để chảy lên não bạn có thể bị hôn mê bất tỉnh.
Khi hươu cao cổ cúi đầu, máu dồn về đầu và huyết áp tăng gấp đôi; còn khi nó nâng đầu lên ăn lá cây thì máu lại rút đi nhanh chóng. Nhưng chiếc cổ dài của hươu cao cổ được dùng phần lớn cho việc di chuyển cái đầu của mình từ thấp lên cao và vì vậy chúng cần có biện pháp giữ cho việc lưu thông máu lên não để chúng không bị choáng váng.
Nghiên cứu của Graham Mitchell cho thấy chúng sử dụng một cái bơm rất khoẻ và huyết áp rất cao (gấp đôi của chúng ta) để làm việc này.
Quả tim hoạt động như một máy bơm nước
Hươu cao cổ có một quả tim rất lớn, nặng khoảng 12 kg. Khi một con hươu cao cổ nâng đầu lên, các mạch máu trên đầu nó sẽ chuyển gần như toàn bộ máu lên não mà không tới các phần khác ở đầu như má, lưỡi hay da. Cùng lúc đó lớp da dày của nó và một bó cơ kỳ lạ trong tĩnh mạch (tĩnh mạch thường không có cơ) ngay lập tức bổ xung huyết áp cho tĩnh mạch để tĩnh mạch có thể mang máu từ đầu trở lại tim.
Khi hươu cao cổ cúi đầu, máu sẽ dồn về đầu và huyết áp sẽ tăng lên gấp đôi. (Ảnh: vmir.su)
Đây là một cơ chế chống choáng và ngất tiên tiến hơn chúng ta rất nhiều, trong khi con người không có cơ quan nào có thể đưa máu trở về tim mỗi khi cúi đầu hay đứng ở vị trí cao hơn mặt đất rất nhiều thì hươu cao cổ có thể làm được điều này một cách khá đơn giản.
Điều này chứng tỏ, con người chưa phải là sinh vật cao cấp nhất, vẫn còn rất nhiều loài động vật có khả năng vượt xa con người vẫn đang tồn tại trong tự nhiên, dù chúng không có mắt mũi, tay chân hay đầu não giống như con người.
Sơn Tùng
Có thể bạn quan tâm: