Trang chủ Tin Tức Tại sao mọi vết thương trong miệng đều lành rất nhanh?

Tại sao mọi vết thương trong miệng đều lành rất nhanh?

994
Chắc cũng phải đôi lần trong đời bạn cắn phải lưỡi hoặc thành má khi đang ăn. Vết thương  tương đối khó chịu, nhưng điều kỳ diệu là chúng thường lành rất nhanh chóng. Bạn cứ nghĩ mình không thể ăn nốt bữa ăn còn lại nhưng cuối cùng bạn vẫn tiếp tục ăn được. Bạn sợ đánh răng với một vết thương trong miệng sẽ đau lắm, nhưng không, chẳng có điều gì xảy ra cả. Sự thật là mọi vết thương trong miệng lành nhanh đến nỗi, nếu không biến mất sau vài ngày, nó còn là một dấu hiệu nhận biết ung thư sớm. Vậy điều gì khiến cho vết thương trong miệng mau lành đến vậy?

Tại sao mọi vết thương trong miệng đều lành nhanh đến vậy?

 Để tìm hiểu vấn đề này, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) đã làm một thí nghiệm. Họ tuyển chọn 30 người khỏe mạnh và không hút thuốc. Những người này tình nguyện rạch 2 vết thương dài 3mm, một phía bên trong má và một ở trên cánh tay mình.
Sau đó, các nhà khoa học sẽ theo dõi sự lành lại của chúng trong 6 ngày. Họ thu thập mô ở vết thương tại các thời điểm khác nhau để so sánh cấu hình phân tử.Việc so sánh trực tiếp giữa 2 vết thương trên da và trong miệng của cùng một người đã cho phép nhóm nghiên cứu phát hiện ra những “dấu hiệu phân tử mới lạ tương ứng với các giai đoạn khác nhau của niêm mạc miệng và da trong quá trình chữa lành“, Maria Morasso, trưởng Phòng thí nghiệm Sinh học da của NIH cho biết.Hầu như mọi tế bào riêng lẻ trong cơ thể chúng ta đều có cùng một mã di truyền nằm bên trong nó. Nhưng trong các loại tế bào khác nhau, những mã di truyền này sẽ biểu hiện ra ngoài với các đặc tính khác nhau. Với các tế bào miệng, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy những biểu hiện gen hướng dẫn chúng chữa lành lập tức.Khác với tế bào da trên cánh tay, những tế bào này có những mẫu gen đốc thúc nhanh quá trình sửa chữa vết thương, ngay cả trước khi chấn thương xảy ra. Điều đó cho phép các tế bào tăng tốc quá trình làm lành, chẳng hạn như bằng cách hạn chế sưng viêm.Morasso gọi phản ứng sẵn sàng chữa lành là sự “mồi” của khoang miệng. Nó cho phép các tế bào phản ứng rất nhanh với vết thương và kích hoạt việc chữa lành lập tức mà không cần suy nghĩ. Các tế bào da trên cánh tay thì khác, nó sẽ mất thời gian kích hoạt phản ứng đóng miệng vết thương, sau đó tìm phương án làm lành nó hiệu quả.”Đây có thể là một lý do tại sao vết thương trên da chữa lành chậm hơn khi so sánh với các vết thương ở trong miệng“, Morasso cho biết.

Quá trình chữa lành của vết thương trên da (hàng trên) và trong khoang miệng (hàng dưới)

  Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine mở ra cơ hội giúp chúng ta áp dụng mô hình chữa lành của tế bào niêm mạc miệng lên các vết thương khác trên cơ thể. Ý tưởng là nếu làm được điều này, chúng ta có thể tìm ra loại thuốc chữa lành bất cứ vết thương nào, ở bất cứ đâu trên cơ thể một cách nhanh chóng hơn.
Morasso và các đồng nghiệp đã tiến hành phân lập những protein tham gia vào quá trình “mồi” vết thương trong miệng. Họ gọi chúng là SOX2. Một nhóm chuột được nuôi theo phương pháp đặc biệt để có mức SOX2 cao hơn bình thường biểu hiện trong các tế bào da. Kết quả là, khi những con chuột này bị thương, vết thương của chúng đã lành nhanh hơn bình thường.Nghiên cứu trên động vật cung cấp một bằng chứng ban đầu về sự hiệu quả của SOX2. Morasso nói rằng các nghiên cứu trong tương lai theo sau đó có thể giúp chúng ta tìm ra cách làm cho mọi vết thương của con người lành nhanh hơn. Thậm chí, nó cũng mở ra cơ hội chữa trị những vết thương không thể lành, chẳng hạn như vết loét của những bệnh nhân tiểu đường.Tham khảo Gizmodo