Trang chủ Tin Tức Tại sao những dòng sông không bao giờ chảy theo đường thẳng...

Tại sao những dòng sông không bao giờ chảy theo đường thẳng mà lại khúc khuỷu?

858
Nếu không tính đến sông, hồ nhân tạo thì chắc chắn không có một hệ thống sông ngòi nào trên thế giới chảy theo đường thẳng. Nhưng tại sao những con sông không chảy theo đường thẳng mà cứ phải uốn cong đường đi của mình như vậy?
Nếu bạn không tin điều này, bạn có thể tra trên ứng dụng Google Earth để kiểm chứng rằng đúng hay sai. Trong thực tế điều này là sự thực, nếu xét theo lý thuyết mà nói thì đường thẳng là con đường ngắn nhất để di chuyển nhưng những con sông lại “tự làm khó mình” khi liên tục uốn cong trên suốt hàng nghìn cây số như thế này. 
Câu hỏi được đặt ra ở đây là: “Tại sao? Điều gì đã khiến những con sông trở nên như vậy?”
Không một dòng sông nào trên thế giới chảy theo đường thẳng. (Ảnh: theriograndeaneaglesview.com)
Theo góc độ khoa học mà suy xét, có 2 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là địa hình và hiệu ứng Coriolis. 
Về phần địa hình khá đơn giản: “Nước có xu hướng chảy từ nơi có địa hình cao đến nơi có địa hình thấp, vì vậy những nơi có địa hình gồ ghề, các dòng sông có xu hướng chảy theo đường gấp khúc.”
Còn hiệu ứng Coriolis là hệ quả từ việc tự quay quanh chính mình của Trái Đất. Khi Trái Đất quay quanh trục của mình, tất cả các điểm thuộc các vĩ độ khác nhau (trừ 2 cực) đều có vận tốc khác nhau và xu hướng di chuyển từ Tây sang Đông. Vì thế các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất cũng lệch so với hướng ban đầu. Hiệu ứng Coriolis ảnh hưởng đến hướng chuyển động của các khối khí, đại dương, sông hồ, đường đạn bay… 
Do vậy mới có hiện tượng dòng sông khúc khuỷu, bên lở bên bồi. Khi dòng chảy được hình thành, lòng sông thường không bằng phẳng nên tốc độ chảy của 2 bên bờ không giống nhau; bên này lở một chút, bên kia mất 1 cây hay bên có dòng chảy khác từ bên ngoài thêm vào…
Những nguyên nhân này khiến tốc độ chảy của dòng sông ở một nơi nào đó nhanh hơn hoặc chậm lại. Đồng thời thảm thực vật hai bên bờ cũng khác nhau, có nơi là đất trống khiến bờ rất dễ lở, có nơi lại khá rắn chắc do có cây cối giữ lại. Tất cả những cái đó đã làm cho lòng sông trở thành uốn khúc quanh co.
Thảm thực vật 2 bên bờ là một trong những yếu tố gây nên sự gấp khúc cho những dòng sông. (Ảnh: FreeImages.com)
Những đoạn gấp khúc này một khi đã sinh ra, chúng sẽ tiếp tục phát triển như vậy về sau do hướng dòng nước là chảy thẳng vào bờ lõm, hơn nữa nước ở phần trên cũng từ bờ lồi chảy vào bờ lõm, còn nước ở phần dưới lại từ bờ lõm chảy ngang về phía bờ lồi làm cho bờ lõm càng bị ăn mòn sâu hơn. Trong khi đó nước ở bờ lồi lại chảy tương đối chậm do địa hình và năng lượng rất yếu. Vì thế ở phía bờ lõm, bùn cát dễ bị cuốn đi, lòng sông tương đối sâu, bờ sông dốc, trở thành nơi lý tưởng cho việc xây dựng các bến cảng. 
Thời gian càng lâu, dưới tác động của dòng chảy, bờ lõm không ngừng bị nước bào mòn và ngày càng lõm hơn, còn bờ lồi nước ngày càng chậm chậm vì bùn và cát không ngừng tích tụ tại đây và ngày càng lồi hơn. Do đó dòng sông sẽ gấp khúc, quanh co. 
Khi đáy sông cao hơn mực nước chảy vào sông, nước chủ yếu xâm thực phần đáy; còn khi đáy sông thấp hơn, nước xâm thực nhiều hơn 2 bên bờ. Và kết quả là lòng sông ngày càng rộng ra, đường đi của dòng chảy cũng bị uốn cong nhiều hơn bình thường, điểm bất đầu và kết thúc càng gần hơn, thậm chí có thể bị xuyên qua. 
(Ảnh: ps.rzeszow.pttk.pl)
Ở đầu những khúc cong, bùn cát và phù sa tích lại nhiều khiến dòng chảy và khúc cong bị chia đôi tạo nên những hồ hình cánh cung ( hay gọi là hồ móng ngựa). Hồ Tây là một ví dụ điển hình về sự hình thành hồ cánh cung. 
Video:

Sơn Tùng