Những quả bóng bàn rất dễ cháy, ngay cả 1 tia lửa nhỏ cũng khiến chúng bốc cháy ngùn ngụt lên. Vì sao lại xảy ra hiện tượng này?
Với những ai yêu thể thao, bóng bàn là một môn thi đấu cũng như một trò chơi giải trí quen thuộc và chẳng mấy xa lạ. Những pha cắt bóng, đập bóng hay những tình huống giằng co giữa 2 bên đem lại nhiều cảm xúc bất tận cho cả những người chơi cũng như những ai chứng kiến.
Chắc hẳn một lần bạn đã từng chứng kiến những đứa trẻ đốt quả bóng bàn và nhận thấy rằng quả bóng rất dễ bắt lửa giống như xăng, dầu. Phải chăng bóng bàn được làm từ chất liệu dễ cháy hay trong nó có chất khí nào đó rất dễ bắt lửa?
Bóng bàn rất dễ cháy, chỉ cần một ngọn lửa nhỏ như que diêm cũng đủ đốt cháy nó. (Ảnh: Dicas & Curiosidades)
Bóng bàn (hay còn được gọi là ping pong) rất dễ cháy ngay cả khi bạn dùng 1 que diêm nhỏ. Thậm chí trong một số trận thi đấu bóng bàn, điều này vẫn có thể xảy ra. Vậy nên nhiều người cho rằng trong bóng bàn chứa một loại khí gì rất dễ cháy khi gần lửa nhưng đó không phải là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này.
Một quả bóng bàn chuẩn thi đấu có đường kính 40 mm và nặng 2,7 g. Nhưng thực tế, trong bóng bàn chỉ chứa khí thông thường, trái ngược với suy nghĩ nhiều người. Theo Science ABC, dù không có quy định rõ ràng về việc những quả bóng bàn cần bơm không khí thông thường hay khí khác nhưng nhìn chung các nhà sản xuất thường sử dụng không khí thông thường bởi nó tiết kiệm được chi phí sản xuất khi sản xuất trên quy mô công nghiệp.
Vậy nguyên do khiến quả bóng bàn dễ cháy như vậy?
Quả bóng bàn được làm từ celluloid hoặc một số loại nhựa khác. Celluloid trước đây được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp phim ảnh và nhiếp ảnh nhưng hiện nay không dùng nữa bởi nó là chất dễ cháy, đắt tiền.Bởi vậy, việc quả bóng bàn dễ bốc cháy như vậy là điều không có gì khó hiểu.
Celluloid trước đây được sử dụng nhiều trong công nghệ làm phim. (Ảnh: Alchetron)
Hơn nữa, những quả bóng bàn lâu ngày còn chứa celluloid bị axit hóa gây nên sự bất ổn trong thời gian dài. Vậy nên, chỉ cần một ngọn lửa nhỏ hay tia lửa cũng khiến chúng bốc cháy ngùn ngụt.
Vì sao celluloid lại dễ cháy?
Hãy xét đến thành phần cấu tạo của celluloid. Thực chất nó không phải là một chất riêng biệt, celluloid là một hợp chất được tạo từ nictrocellulose (hay cellulose nitrate), long não, thuốc nhuộm cùng một số chất khác.
Công thức cấu tạo của nitrocellulose. (Ảnh: Timetoast)
Cụ thể, nictrocellulose (còn được gọi là xenluloza nitrat) là một hợp chất dễ cháy được hình thành bằng xenlulozo nitơ thông qua tiếp xúc với axit nitric hoặc một chất nitrat hóa mạnh và long não (24%) được sử dụng làm tác nhân làm mềm cho xenluloza nitrat.
Vì vậy celluloid là một loại nhựa dẻo nhiệt, rất dễ để tạo hình và đúc khuôn, phân hủy nhanh chóng và rất dễ cháy.
Ngoài ra, tính dễ cháy của celluloid có thể đến từ cấu trúc hóa học. Khi chịu tác động từ nhiệt, các nhóm nitrat có trong celluloid sẽ tách khỏi cấu trúc và giải phóng các loại khí nitơ như nitơ monoxit hay đinitơ monoxit trong không khí. Do vậy, nitrocellulose không cần oxy từ bên ngoài để có thể tiếp tục cháy bởi phản ứng đã tự tạo ra oxy.
Nếu tham gia một trận đấu kịch tính mà đột nhiên quả bóng bị bốc cháy, bạn có nghỉ một lát hoặc thay 1 quả bóng khác hay có thể giải thích nguyên nhân cho người chơi cùng về hiện tượng lạ lùng này.
Video:
Với những ai yêu thể thao, bóng bàn là một môn thi đấu cũng như một trò chơi giải trí quen thuộc và chẳng mấy xa lạ. Những pha cắt bóng, đập bóng hay những tình huống giằng co giữa 2 bên đem lại nhiều cảm xúc bất tận cho cả những người chơi cũng như những ai chứng kiến.
Chắc hẳn một lần bạn đã từng chứng kiến những đứa trẻ đốt quả bóng bàn và nhận thấy rằng quả bóng rất dễ bắt lửa giống như xăng, dầu. Phải chăng bóng bàn được làm từ chất liệu dễ cháy hay trong nó có chất khí nào đó rất dễ bắt lửa?
Bóng bàn (hay còn được gọi là ping pong) rất dễ cháy ngay cả khi bạn dùng 1 que diêm nhỏ. Thậm chí trong một số trận thi đấu bóng bàn, điều này vẫn có thể xảy ra. Vậy nên nhiều người cho rằng trong bóng bàn chứa một loại khí gì rất dễ cháy khi gần lửa nhưng đó không phải là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này.
Một quả bóng bàn chuẩn thi đấu có đường kính 40 mm và nặng 2,7 g. Nhưng thực tế, trong bóng bàn chỉ chứa khí thông thường, trái ngược với suy nghĩ nhiều người. Theo Science ABC, dù không có quy định rõ ràng về việc những quả bóng bàn cần bơm không khí thông thường hay khí khác nhưng nhìn chung các nhà sản xuất thường sử dụng không khí thông thường bởi nó tiết kiệm được chi phí sản xuất khi sản xuất trên quy mô công nghiệp.
Vậy nguyên do khiến quả bóng bàn dễ cháy như vậy?
Quả bóng bàn được làm từ celluloid hoặc một số loại nhựa khác. Celluloid trước đây được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp phim ảnh và nhiếp ảnh nhưng hiện nay không dùng nữa bởi nó là chất dễ cháy, đắt tiền.Bởi vậy, việc quả bóng bàn dễ bốc cháy như vậy là điều không có gì khó hiểu.
Hơn nữa, những quả bóng bàn lâu ngày còn chứa celluloid bị axit hóa gây nên sự bất ổn trong thời gian dài. Vậy nên, chỉ cần một ngọn lửa nhỏ hay tia lửa cũng khiến chúng bốc cháy ngùn ngụt.
Vì sao celluloid lại dễ cháy?
Hãy xét đến thành phần cấu tạo của celluloid. Thực chất nó không phải là một chất riêng biệt, celluloid là một hợp chất được tạo từ nictrocellulose (hay cellulose nitrate), long não, thuốc nhuộm cùng một số chất khác.
Cụ thể, nictrocellulose (còn được gọi là xenluloza nitrat) là một hợp chất dễ cháy được hình thành bằng xenlulozo nitơ thông qua tiếp xúc với axit nitric hoặc một chất nitrat hóa mạnh và long não (24%) được sử dụng làm tác nhân làm mềm cho xenluloza nitrat.
Vì vậy celluloid là một loại nhựa dẻo nhiệt, rất dễ để tạo hình và đúc khuôn, phân hủy nhanh chóng và rất dễ cháy.
Ngoài ra, tính dễ cháy của celluloid có thể đến từ cấu trúc hóa học. Khi chịu tác động từ nhiệt, các nhóm nitrat có trong celluloid sẽ tách khỏi cấu trúc và giải phóng các loại khí nitơ như nitơ monoxit hay đinitơ monoxit trong không khí. Do vậy, nitrocellulose không cần oxy từ bên ngoài để có thể tiếp tục cháy bởi phản ứng đã tự tạo ra oxy.
Nếu tham gia một trận đấu kịch tính mà đột nhiên quả bóng bị bốc cháy, bạn có nghỉ một lát hoặc thay 1 quả bóng khác hay có thể giải thích nguyên nhân cho người chơi cùng về hiện tượng lạ lùng này.
Video:
Sơn Tùng