Trang chủ Tin Tức Tại sao thế độc quyền của Intel sẽ sớm chấm dứt?

Tại sao thế độc quyền của Intel sẽ sớm chấm dứt?

666
Thế nhưng khi một công ty vốn hoàn toàn thống trị thị trường rơi vào tình trạng mệt mỏi, giá thành vẫn giữ mức cao, và người tiêu dùng thông thường chính là kẻ thua cuộc.
Mặc cho triều đại của Intel vẫn đang hưng thịnh, một vài công ty đã và đang đạt được những tiến triển có thể mở đường cho một cuộc cạnh tranh mới trong thế giới chip xử lý. Không thể phủ nhận rằng vi xử lý Intel rất nhanh, nhưng có thêm nhiều lựa chọn chip khi sắm một chiếc laptop có lẽ vẫn tốt hơn một lựa chọn duy nhất.
Qualcomm xuất chiêu
Việc Intel bỏ lỡ thị trường di động thường được xem là sai lầm lớn nhất trong lịch sử công ty. Chính điều này đã tạo cơ hội cho Qualcomm vươn lên thành kẻ đứng đầu trong lĩnh vực phần cứng smartphone, cung cấp SoC cho hầu như mọi smartphone Android đang tồn tại. Công ty này hiện đang nắm lấy cơ hội để chuyển mình sang lĩnh vực PC, với thế hệ PC Windows 10 đầu tiên chạy chip smartphone của Qualcomm, bao gồm HP Envy X2, Lenovo Miix 630 và Asus NovaGo vừa ra mắt đầu năm nay.
Nền tảng PC Windows mới này là kết quả của mối quan hệ hợp tác với Microsoft, được gọi là “PC luôn kết nối”. Tên gọi của nó đọc không được thuận miệng lắm, nhưng nó lại cho thấy một thứ gì đó mới mẻ và hấp dẫn. Biến laptop trở nên giống smartphone hơn bằng cách kéo dài thời lượng pin và trang bị cho chúng kết nối LTE, từ đó cho phép chiếc laptop 2-trong-1 của bạn có thể được sử dụng trên xe bus, trong công viên, và bất kỳ nơi nào không có nguồn điện hoặc Wi-Fi.
Thời lượng pin và kết nối là những yếu tố cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ ai dự định mua laptop. Có thể ngay lúc này, số lượng ít ỏi các PC luôn kết nối nêu trên chưa khiến bạn hứng thú bởi hiệu năng chưa cao, nhưng xét việc thế hệ thiết bị tiếp theo đã được công bố với một chipset “khủng” hơn, chúng ta sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong phần còn lại của năm 2018.
Apple dự tính chạy trốn khỏi Intel
Nếu là một người dùng Mac, bạn có lẽ đã biết về lịch sử lâu dài của Apple với Intel. Các MacBook và iMac đã từng dùng chip Intel trong hơn 10 năm qua, và đó là một điểm nhấn tích cực. Tuy nhiên, có vẻ như điểm nhấn đó sẽ không tồn tại mãi.
Không phải lúc nào Apple cũng đi với Intel. Từ những năm 1990 đến 2006, các máy tính Apple chạy trên nền PowerPC – một liên minh gồm IBM, Apple và Motorola, sử dụng một kiến trúc CPU hoàn toàn khác so với kiến trúc x86 phổ biến ngày nay của Intel. PowerPC luôn chật vật tìm cách bắt kịp Intel, nhưng rồi chấp nhận ra đi trong cay đắng.
Nhưng mọi thứ đã thay đổi. Apple không còn như những năm 1990. Ngày nay, hãng sở hữu một cơ sở hạ tầng khổng lồ phục vụ việc thiết kế và lắp ráp vi xử lý của riêng mình dành cho iPhone, iPad và các thiết bị khác. Những con chip “nhà làm” được thiết kế bởi Apple đã chứng minh được tính hiệu quả cực cao, vượt mặt mọi đối thủ ngang tầm và mang lại cho phần cứng di động của Apple lợi thế đáng kể về mặt hiệu năng. Khi iPhone X xuất hiện, chip A11 Bionic của nó đạt được điểm số benchmark cao gấp đôi so với đối thủ lớn nhất là Samsung Galaxy S9 chạy chip Qualcomm.
Mới đây, nhiều thông tin cho biết Apple đang tìm cách lấy lại quyền kiểm soát vi xử lý MacBook về tay mình. Hãng đã âm thầm mở phòng thí nghiệm kỹ thuật và thuê các kỹ sư Intel về làm việc. Dù chưa được chính thức xác nhận về dự án này, nhưng không khó để hình dung những dự định của Apple đối với tương lai các máy tính của hãng.
Apple là một công ty luôn muốn kiểm soát nhiều hơn sản phẩm của mình, đặc biệt về mặt phần cứng. Chúng ta sẽ không ngạc nhiên nếu Apple quyết định tự phát triển và lắp ráp CPU “cây nhà lá vườn” dành cho Mac. Có thể những năm 1990, họ chưa làm được, nhưng ngày nay, với kinh nghiệm về chip di động, Apple hoàn toàn nghiêm túc trong việc loại bỏ Intel khỏi các sản phẩm của mình.
AMD luôn là một mối đe dọa chực chờ
Dù AMD vẫn đang chật vật tìm đối tác sử dụng các vi xử lý mạnh mẽ của mình, bạn không thể làm ngơ những thành quả họ đã đạt được trong năm ngoái. Tại Computex năm nay, AMD biểu diễn một vi xử lý 32 nhân tên là Threadripper 2, đánh bại mọi vi xử lý hiện có (và sắp xuất hiện) của Intel. Với việc đang dẫn đầu về cuộc đua tốc độ, công ty đang bắt đầu hướng đến việc thay đổi nhận thức của mọi người đối với cuộc đua vi xử lý.
AMD không thể một mình đấu lại Intel, nhưng với áp lực từ Qualcomm và Apple, một cuộc cạnh tranh khốc liệt và nghiêm túc có lẽ sẽ sắp diễn ra trong vài năm tới. Và rõ ràng với người dùng chúng ta, đó là một điều tốt.
Tham khảo: DigitalTrends Intel xác nhận sẽ ra mắt dòng card đồ họa rời “cây nhà lá vườn” đầu tiên vào năm 2020