Một cơ quan nghiên cứu không gian của Thái Lan vừa công bố hình ảnh kiện hàng chứa những gói sầu riêng chuẩn bị rời khỏi Trái đất vào tháng 7-2018.
Theo các nhà khoa học đến từ Cơ quan Phát triển Công nghệ Không gian, địa lý và tin học (GISTDA – Thái Lan), kiện hàng này nằm trong dự án sản xuất thực phẩm cung ứng cho du lịch không gian trong tương lai.
Thái Lan phóng lên không gian với những gói sầu riêng ngon lành. Ảnh: GISTDA
Nhiều nghiên cứu cho thấy với điều kiện khác biệt so với trái đất, một số sinh vật có thể phát sinh những biến đổi phức tạp, bao gồm cả con người. Do đó, để đưa một thứ lên vũ trụ làm thực phẩm, người ta phải chắc chắn rằng chúng không bị biến đổi theo hướng có hại. Lần này, trái sầu riêng sẽ có chuyến du lịch chỉ kéo dài 5 phút. Sầu riêng được xẻ ra sẵn, bỏ các múi vào túi nilon. Nó sẽ đồng hành với một số sản vật khác của Thái Lan nhưng chưa được công bố chi tiết. Kiện hàng sầu riêng sẽ được phóng lên vũ trụ vào tháng 7 sắp tới nhờ một tên lửa của Mỹ.
Sau chuyến đi, sầu riêng và những thứ đi cùng nó sẽ được các nhà khoa học phân tích chi tiết, tìm hiểu xem nó có những thay đổi gì khi trải qua chuyến du hành không gian, và những thay đổi đó có bất lợi gì cho người ăn hay không.
“Mục tiêu chính của chúng tôi là đưa đồ ăn Thái lên không gian để phục vụ các nhà du hành vũ trụ”, phát ngôn viên của GITSDA nói với BBC. Cũng theo phát ngôn viên của GISTDA, sầu riêng được chọn vì người Thái Lan xem nó như vua của các loại trái cây. Nếu an toàn trở về từ cuộc du hành, sau sầu riêng, các nhà khoa học sẽ tiếp tục phóng lên những kiện hàng mang theo xoài, cơm nếp Thái và các đặc sản quốc gia khác.
Hiện tại, Thái Lan vẫn chưa nằm trong nhóm các quốc gia chinh phục được vũ trụ. Tuy nhiên, Băng Cốc vẫn đang triển khai nhiều dự án nghiên cứu, thử nghiệm với hi vọng một ngày có thể chinh phục được không gian.
Việc Thái Lan phóng sầu riêng vào vũ trụ vào tháng 7 tới không phải lần đầu tiên các món đặc sản có cơ hội du hành vũ trụ. Năm 2008, một phi hành gia người Hàn Quốc cũng được đưa vào vũ trụ cùng một hộp kim chi, món ăn truyền thống của quốc gia này. Sau khi chi hàng triệu USD và mất nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học Hàn Quốc đã thành công trong việc tạo ra “Kim chi vũ trụ” và 9 món ăn khác để phục vụ cho chuyến du hành đáng nhớ trên.
Mặc dù trước đó, món “Kim chi vũ trụ” lên men có thể làm nổ các thiết bị nhạy cảm trên tàu vũ trụ nhưng Hàn Quốc đã tìm được cách triệt tiêu vi khuẩn bằng phóng xạ nhưng vẫn giữ được 90% hương vị ban đầu. Giới khoa học Mỹ, Nga đã tạo ra khoảng 150 món ăn dành riêng cho các nhà du hành tính đến hiện nay. Tuy nhiên, khác với Mỹ và Nga, nghiên cứu các món ăn thuần dinh dưỡng, thì Thái và Hàn Quốc đưa các món ăn lên vũ trụ nhằm quảng bá ẩm thực và văn hóa.
Theo Diệu Thảo (PLO)
Theo các nhà khoa học đến từ Cơ quan Phát triển Công nghệ Không gian, địa lý và tin học (GISTDA – Thái Lan), kiện hàng này nằm trong dự án sản xuất thực phẩm cung ứng cho du lịch không gian trong tương lai.
Nhiều nghiên cứu cho thấy với điều kiện khác biệt so với trái đất, một số sinh vật có thể phát sinh những biến đổi phức tạp, bao gồm cả con người. Do đó, để đưa một thứ lên vũ trụ làm thực phẩm, người ta phải chắc chắn rằng chúng không bị biến đổi theo hướng có hại. Lần này, trái sầu riêng sẽ có chuyến du lịch chỉ kéo dài 5 phút. Sầu riêng được xẻ ra sẵn, bỏ các múi vào túi nilon. Nó sẽ đồng hành với một số sản vật khác của Thái Lan nhưng chưa được công bố chi tiết. Kiện hàng sầu riêng sẽ được phóng lên vũ trụ vào tháng 7 sắp tới nhờ một tên lửa của Mỹ.
Sau chuyến đi, sầu riêng và những thứ đi cùng nó sẽ được các nhà khoa học phân tích chi tiết, tìm hiểu xem nó có những thay đổi gì khi trải qua chuyến du hành không gian, và những thay đổi đó có bất lợi gì cho người ăn hay không.
Hiện tại, Thái Lan vẫn chưa nằm trong nhóm các quốc gia chinh phục được vũ trụ. Tuy nhiên, Băng Cốc vẫn đang triển khai nhiều dự án nghiên cứu, thử nghiệm với hi vọng một ngày có thể chinh phục được không gian.
Việc Thái Lan phóng sầu riêng vào vũ trụ vào tháng 7 tới không phải lần đầu tiên các món đặc sản có cơ hội du hành vũ trụ. Năm 2008, một phi hành gia người Hàn Quốc cũng được đưa vào vũ trụ cùng một hộp kim chi, món ăn truyền thống của quốc gia này. Sau khi chi hàng triệu USD và mất nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học Hàn Quốc đã thành công trong việc tạo ra “Kim chi vũ trụ” và 9 món ăn khác để phục vụ cho chuyến du hành đáng nhớ trên.
Mặc dù trước đó, món “Kim chi vũ trụ” lên men có thể làm nổ các thiết bị nhạy cảm trên tàu vũ trụ nhưng Hàn Quốc đã tìm được cách triệt tiêu vi khuẩn bằng phóng xạ nhưng vẫn giữ được 90% hương vị ban đầu. Giới khoa học Mỹ, Nga đã tạo ra khoảng 150 món ăn dành riêng cho các nhà du hành tính đến hiện nay. Tuy nhiên, khác với Mỹ và Nga, nghiên cứu các món ăn thuần dinh dưỡng, thì Thái và Hàn Quốc đưa các món ăn lên vũ trụ nhằm quảng bá ẩm thực và văn hóa.
Theo Diệu Thảo (PLO)