Trang chủ Tin Tức Thanh toán di động: Bước phát triển lớn của mục tiêu thanh...

Thanh toán di động: Bước phát triển lớn của mục tiêu thanh toán không tiền mặt

695

Thanh toán không tiền mặt không còn là câu chuyện của tương lai xa

Thực tế, không còn là những dự báo, thanh toán di động đang mở ra một cuộc cách mạng toàn cầu về giao dịch thương mại với tốc độ chóng mặt. Các tập đoàn công nghệ lớn như Google, Samsung cho đến mạng lưới công ty fintech (các công ty chuyên về công nghệ dành cho ngành tài chính) đều chạy đua phát triển ví điện tử và thanh toán di động. Có thể thấy thanh toán di động đang trở nên quen thuộc đối với người dân các nước trên thế giới, hướng tới một xã hội thanh toán không tiền mặt.

Theo Hãng tư vấn A.T.Kearney, Việt Nam nằm trong top 3 điểm đến của các nhà đầu tư quan tâm đến thị trường bán lẻ tại châu Á với trị giá trên 130 tỉ USD năm 2017 với mức tăng trưởng hằng năm 10%.

Thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam được đánh giá tăng trưởng nhanh nhất châu Á với mức bình quân ước đạt 25% trong giai đoạn 2016-2018. Theo thống kê mới nhất của Hiệp hội Ngân hàng Nhà nước, tại Việt Nam có tổng cộng hơn 110 triệu thẻ ngân hàng đã được phát hành.


Ông Kim Cheol Gi, TGĐ Samsung Vina, cùng đại diện 15 ngân hàng trong sự kiện “Công bố mở rộng hợp tác chiến lược phát triển giải pháp thanh toán di động Samsung Pay tại Việt Nam”

Việt Nam là quốc gia đang phát triển có dân số đông và trẻ, trong đó hơn 50% thuộc độ tuổi lao động với thu nhập đầu người ở mức trung bình. Trong số đó, hiện chỉ có gần 40% dân số tiếp cận các dịch vụ tài chính và phần lớn là người dân thành thị.

Để đáp ứng nhu cầu hiện tại cũng như bắt kịp xu hướng thanh toán không tiền mặt trong tương lai, hiện tại Việt Nam đã có trên 41 ngân hàng thương mại triển khai cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động để thanh toán tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, viễn thông, truyền hình cáp, phí bảo hiểm… Trong số những giải pháp thanh toán di động đang phổ biến trên thế giới, Samsung Pay – được ra mắt vào tháng 9.2017, nổi lên như một hiện tượng. Samsung Pay cũng là giải pháp thanh toán di động tiên phong tại Việt Nam.

Samsung Pay – tiên phong trên lộ trình phi tiền mặt tại Việt Nam

Samsung Pay với thương hiệu toàn cầu cùng sự phổ biến của smartphone Samsung thời thượng tạo nên sức bật cho xu hướng thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam.

Để thực hiện thanh toán trên Samsung Pay, người dùng chỉ cần vuốt lên từ cạnh dưới màn hình điện thoại, chọn phương pháp xác thực (quét dấu vân tay, mống mắt hoặc nhập mã PIN) và đưa điện thoại vào gần khe kết nối của các máy quẹt thẻ (máy POS) để thanh toán. Samsung Pay sử dụng công nghệ số hóa tokenization với nền tảng bảo mật cao cấp Samsung KNOX và các phương pháp xác thực sinh trắc học (quét vân tay, quét mống mắt) hoặc mã PIN để thực hiện việc thanh toán một cách an toàn và giảm nguy cơ rủi ro về bảo mật vốn tồn tại trên thẻ nhựa.


Samsung Pay trở thành giải pháp thanh toán di động thông minh được tin dùng nhất tại Việt Nam bởi tính bảo mật cao

Nhằm giúp người dùng có thêm nhiều tiện ích hơn, Samsung tiếp tục phát triển thêm các tính năng mới trên Samsung Pay, bao gồm: rút tiền ATM qua Samsung Pay (đã triển khai với Ngân hàng Shinhan Việt Nam), thanh toán Samsung Pay bằng đồng hồ thông minh Gear S3 và tính năng thêm và quản lý thẻ thành viên trên app. Theo đó, khách hàng không cần phải mang bên mình rất nhiều loại thẻ thành viên, thẻ tích điểm, thẻ ưu đãi… Khách hàng chỉ cần nhập các thông tin thẻ này lên ứng dụng Samsung Pay và tích điểm luôn trên điện thoại vào thẻ thành viên đã được đăng ký.

Bên cạnh đó, Samsung cũng tiếp tục mở rộng hợp tác với các ngân hàng mới bao gồm: Agribank, Techcombank, Ngân hàng Shinhan dành cho chủ thẻ ANZ cũ, TP Bank, Maritime Bank, SeA Bank, Ngân hàng Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Woori Việt Nam và FE Credit. Ngoài ra, các ngân hàng đã hợp tác triển khai thẻ nội địa Napas năm 2017, năm nay vẫn tiếp tục triển khai mở rộng dịch vụ trên các loại thẻ quốc tế Visa và Mastercard bao gồm: Vietinbank và Sacombank.

Tại Việt Nam, tổng số lượng giao dịch thực hiện qua hệ thống NAPAS trong năm 2017 đạt khoảng 267 triệu giao dịch, tăng trưởng 24% so với 2016, tổng giá trị giao dịch đạt khoảng 656.000 tỉ đồng, tăng trưởng 102% so với năm 2017. Trong đó, tổng giá trị giao dịch chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 đạt 302.000 tỉ đồng, gần tương đương với tổng giá trị giao dịch rút tiền ATM liên ngân hàng đạt 307.000 tỉ đồng qua hệ thống NAPAS.


Số lượng người dùng hình thức thanh toán di động ước tính là 1.476 triệu người năm 2017 và sẽ tăng 47% vào năm 2019, trong đó khu vực châu Á và châu Úc chiếm đa số

Nguồn: Javelin, EY