Trang chủ Tin Tức Thất bại đáng quên của các hãng công nghệ hàng đầu thế...

Thất bại đáng quên của các hãng công nghệ hàng đầu thế giới

780

Thất bại đáng quên của các hãng công nghệ hàng đầu thế giới | Tin Mới 24h news:70:12:bda679be59f7a1b69d26cc74ef949d95
http://www.tinmoi24.vn/that-bai-dang-quen-cua-cac-hang-cong-nghe-hang-dau-the-gioi/news-70-12-bda679be59f7a1b69d26cc74ef949d95

Công nghệ
Việt Báo


Là những công ty lớn trong giới công nghệ nhưng Apple, Facebook, Google, … đều từng vấp phải những thất bại đáng quên.

Sony Betamax (1975): Vào những năm 1970, cuộc chiến về định dạng video giữa Betamax và VHS nổ ra. Mặc dù vượt trội hơn về mặt kỹ thuật, nhưng định dạng Betamax do Sony nắm giữ bản quyền không đủ sức cạnh tranh với VHS trên thị trường. Ảnh: Sony.
Apple Newton (1993): Thất bại của chiếc PDA có rất nhiều lý do: giá khởi điểm quá cao ở mức 700 USD, thiết kế cồng kềnh, và khả năng nhận dạng chữ kém. Ảnh: Moparx.
Microsoft Bob (1995): Microsoft Bob là một dự án về giao diện sử dụng hệ điều hành Windows được quản lý bởi Melinda, người vợ hiện tại của Bill Gates. Tuy nhiên dự án này đã bị khai tử một năm sau bởi nó yêu cầu phần cứng xử lý quá mạnh mà các máy tính thời đó chưa thể đáp ứng được. Ảnh: Microsoft.
Nintendo Virtual Boy (1995): Virtual Boy là thiết bị đầy tham vọng mà Nintendo dùng để tấn công vào thị trường thực tế ảo. Tuy nhiên số lượng trò chơi ít, đồ họa kém cùng lối chơi thiếu hấp dẫn đã khiến Virtual Boy trở thành một trong những sản phẩm thất bại của hãng. Ảnh: Wikimedia.
Microsoft Zune (2006): Được tạo ra để cạnh tranh với iPod nhưng sản phẩm của Microsoft đã thất bại toàn diện. Robbie Bach, cựu lãnh đạo mảng kinh doanh di động của Microsoft thừa nhận rằng Zune chỉ là một sản phẩm ăn theo sự thành công của iPod và nó không có gì hấp dẫn hơn để người dùng lựa chọn. Ảnh: Flickr.
Google Lively (2008): Không rõ lý do vì sao Google muốn cạnh tranh với “Second Life”. Nếu bạn không biết Second Life là gì thì nó là một thế giới ảo trông giống như một trò chơi và cho tương tác giống như mạng xã hội. Google đã tạo phiên bản “Second Life” của riêng mình trong “Lively” vào tháng 7/2008. Tuy nhiên rất nhanh đến tháng 11/2008, Google đã phải rút ống thở cho dự án này. Ảnh: Business Insider.
HP Touchpad (2011): Chỉ một tháng rưỡi xuất hiện trên thị trường, HP đã từ bỏ chiếc máy tính bảng sử dụng hệ điều hành WebOS của mình. Nó đã không thể cạnh tranh nổi với iPad khi chỉ bán được 25.000 chiếc trên Best Buy trong 49 ngày trên kệ. Ảnh: Business Insider.
Facebook Home (2013): Với Home, Facebook cố gắng biến mình thành nhân vật chính trên màn hình chủ của người dùng. Tuy nhiên, điều gì xảy ra khi bạn không thể kiểm soát thứ xuất hiện trên màn hình chủ? Nó sẽ thành một đống hỗn tạp. Chưa đến 1 tháng sau khi ra mắt, dự án trả phí 99 USD cho năm sử dụng Facebook Home giảm giá xuống còn 0,99 USD. Home thất bại, còn Facebook buộc phải tái cơ cấu lại. Ảnh: Facebook.
Amazon Fire Phone (2014): Fire Phone ra mắt vào năm 2014 và chỉ sau 13 tháng, Amazon đã quyết định ngừng bán sản phẩm. Với mức giá cao hơn so với kỳ vọng cùng việc phân phối độc quyền qua nhà mạng AT&T đã khiến thiết bị khó tiếp cận đến tay người tiêu dùng. Ảnh: Business Insider.
  • Facebook Facebook là công ty đa quốc gia của Mỹ sở hữu mạng xã hội trực tuyến cùng tên, sáng lập bởi Mark Zuckerberg cùng với bạn bè khi còn theo học Đại học Harvard. Công ty Facebook chính thức lên sàn vào tháng 2/2012 và đến 13/7/2015 trở thành công ty nhanh nhất trong “Chỉ số Standard & Poor”s 500” đạt mức vốn hóa thị trường 250 tỷ USD. Tính đến tháng 6/2017, Facebook công bố có hơn 2 tỉ người mỗi tháng dùng sản phẩm mạng xã hội của họ. Ngoài ra, công ty còn mua lại các sản phẩm phổ biến của giới trẻ khác như Instagram (mạng xã hội chia sẻ hình ảnh), Whatsapp (tin nhắn). Bạn có biết: Facebook mở đầu là một phiên bản “Hot or Not” (một ứng dụng so sánh sắc đẹp) của Đại học Harvard với tên gọi Facemash.
    • Thời gian thành lập: 04/02/2004
    • Người sáng lập: Mark Zuckerberg, Eduardo Saverin, Andrew McCollum, Dustin Moskovitz, Chris Hughes
    • Trụ sở chính: Menlo Park, California, Mỹ
    • Mã cổ phiếu: FB (NASDAQ)

VietBao.vn