Trang chủ Tin Tức Thế lực nào sẽ nuốt gọn miếng bánh ‘bản quyền phát sóng’...

Thế lực nào sẽ nuốt gọn miếng bánh ‘bản quyền phát sóng’ của truyền hình?

699
Câu chuyện bản quyền Asiad 2018 gây xôn xao những ngày vừa qua, với việc người hâm mộ bóng đá nước nhà phải xem “lậu” đội tuyển U23 Việt Nam thi đấu, do chi phí bản quyền ngày càng tăng và nhà đài không thể mua được bản quyền phát sóng trực tiếp.
Việc không có bản quyền phát sóng đồng nghĩa với việc người dùng của quốc gia đó không thể xem các chương trình thể thao, các trận bóng đá.
Khán giả Việt Nam sẽ được theo dõi trực tiếp U23 Việt Nam thi đấu cũng như các môn thể thao tại Asiad trên sóng truyền hình sau khi VTC hoàn tất việc mua bản quyền sự kiện thể thao lớn nhất châu lục.

“Miếng bánh” bản quyền phát sóng vốn thuộc về các kênh truyền hình. Thế nhưng, thế độc quyền đó sẽ sớm bị phá vỡ khi các gã khổng lồ Internet đã bước vào cuộc đua tranh đó.
Theo báo giới châu Âu, Facebook, Amazon và Netflix đều đã đăng ký đấu giá bản quyền phát sóng giải bóng đá hấp dẫn hàng đầu thế giới trong giai đoạn 2019-2022.
Đầu tháng 7/2018, cùng với 2 kênh truyền hình Sky Sports và BT Sports, Amazon cũng trở thành đồng sở hữu quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh. Đây được xem là lời cảnh báo gửi tới các nhà đài trong cuộc cạnh tranh với sự góp mặt của những đại gia công nghệ, không chỉ nhiều tiền mà còn nắm giữ các công nghệ tiên tiến hàng đầu.

Amazon, Facebook,… trở thành thế lực mới trong cuộc cạnh tranh bản quyền phát sóng vốn thuộc về các kênh truyền hình.

Amazon có trong tay một trong hai gói phát sóng trực tiếp từ 2019 cho đến 2022, cho phép chiếu toàn bộ các trận trong vòng đấu giữa tuần và tất cả 10 trận trong ngày Boxing Day.
“Tùy thuộc vào diễn biến trong ba nắm tới đây, thỏa thuận này có thể là điềm báo trước cho một cuộc chiến bản quyền thậm chí còn lớn hơn trong thời gian tới”, Giáo sư Chris Brady, giám đốc của Trung tâm kinh doanh Thể thao tại Đại học Salford cho biết.
Gã khổng lồ mạng xã hội Facebook cùng không chịu đứng ngoài cuộc cạnh tranh, khi vung hơn 200 triệu bảng Anh để đạt được thoả thuận với Premier League phát sóng giải đấu này trong 3 mùa liên tiếp. Từ mùa giải 2019-2020, người dùng Facebook tại Việt Nam và các nước Thái Lan, Lào, Campuchia có thể xem trực tuyến các trận đấu thuộc giải Ngoại hạng Anh trên mạng xã hội này.

Facebook là đơn vị sở hữu bản quyền giải bóng đá Ngoại hạng Anh tại Việt Nam và các nước châu Á trong 3 mùa giải liên tiếp kề từ mùa giải 2019-2020.

Số tiền Facebook bỏ ra thậm chí vượt cả các nhà cung cấp truyền hình hàng đầu châu Á như BeIN Sport hay Fox Sport Asia. Việc người hâm mộ xem với cách thức như thế nào và có được miễn phí hay không vẫn chưa được thông báo cụ thể.
Không chỉ Amazon và Facebook, nhiều tập đoàn công nghệ khác như Netflix, Google, Twitter,… cũng đều đã vào cuộc đua giành quyền phát sóng các chương trình thể thao.
Thế mạnh của các ông lớn công nghệ được cho là giữ sức mạnh công nghệ cùng nguồn tiền dồi dào. Sự giàu có của các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Apple, Facebook, Google,… khiến họ không có đối thủ vốn là các nhà đài của các quốc gia.
Không chỉ có vậy, các gã khổng lồ Internet lại đang nắm giữ các công nghệ hàng đầu. Họ cũng sẵn có một lượng khán giả tiềm năng lớn đến mức không một nhà đài nào có thể so sánh được.
Nhiều chuyên gia cho rằng, chỉ trong vòng 2 năm tới, các ông lớn Internet sẽ chiếm lĩnh bản quyền các giải đấu thể thao, khi hợp đồng với các nhà đài đã hết. Đến khi đó, các nhà đài sẽ không còn cơ hội, ngay cả việc mua lại bản quyền từ các công ty công nghệ.
H.N.