Phần mềm diệt virus Kaspersky chính thức bị cấm trên toàn nước Mỹ
Kaspersky Antivirus đã bị biến thành công cụ gián điệp như thế nào?
Quyết định này của chính phủ Hà Lan có thể nói là một đòn đánh trực diện vào Kaspersky, khi nhà sáng lập của công ty, ông Eugene Kaspersky vẫn đang liên tục phủ nhận mọi mối quan hệ với các cơ quan tình báo của Nga. Trang tin Reuters cho biết hiện công ty vẫn chưa có bất kỳ bình luận nào về vụ việc.
Vào hồi cuối năm ngoái, Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ đã ban hành lệnh cấm các cơ quan trực thuộc chính phủ của quốc gia này sử dụng các phần mềm của Kaspersky. Trước đó, chính phủ Anh cũng đã ban hành lệnh cấm tương tự, sau khi Trung tâm An ninh mạng Quốc gia Anh đưa ra cảnh báo các tổ chức và các nhân sử dụng phần mềm Kaspersky có thể bị điện Kremlin đánh cắp thông tin. Quân đội Pháp từng cân nhắc tới việc giảm thiểu sự phụ thuộc vào Kaspersky nhưng chưa triển khai bất kỳ lệnh cấm nào.
Cuối tháng 4 vừa qua, Kaspersky đã bị cấm quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội Twitter vì “những lo ngại về bảo mật”, cáo buộc công ty có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan tình báo Nga.
“Nội các Hà Lan đã tiến hành đánh giá, phân tích độc lập và đưa ra quyết định một cách thận trọng trên cơ sở đó”, ông Grapperhaus nói. “Chưa phát hiện trường hợp cụ thể về việc đánh cắp thông tin ở Hà Lan, tuy nhiên chúng tôi không loại trừ khả năng này”.
Ông Grapperhaus cho biết thêm, chính phủ Hà Lan sẽ xem xét lại quyết định “nếu tình hình thay đổi”.
Kaspersky Antivirus là một phần mềm diệt virus khá phổ biến khi hiện có hơn 400 triệu người trên toàn thế giới sử dụng. Tại Việt Nam, phần mềm này có khá nhiều phiên bản: một phiên bản miễn phí chỉ có một vài tính năng bảo vệ cơ bản và ba phiên bản trả phí với ba mức giá khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng.
Văn Hoàn