Thông báo trên của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhắm thẳng vào mục tiêu là iPhone của Apple trong bối cảnh căng thẳng thương mại và ngoại giao của hai nước.
“Nếu họ có iPhone thì vẫn còn có Samsung để thay thế. Chúng ta vẫn còn có Vestel Venuüs”. Erdogan nói. Vestel Venuüs được biết đến là một nhà sản xuất điện thoại thông minh của Thổ Nhĩ Kỳ. Sau tuyên bố trên, giá cổ phiếu của tập đoàn điện tử Vestel Venuüs đã tăng đột biến.
Tuyên bố của ông Erdogan cũng nói rằng: “Cùng với nhân dân, chúng ta sẽ đứng vững chống lại sự ảnh hưởng của đồng đô la, giá ngoại hối, giảm tỉ lệ lạm phát và giá cả tăng cao. Chúng ta sẽ bảo vệ nền độc lập kinh tế của mình bằng cách gắn bó chặt chẽ với nhau.”
Tuy nhiên, chiến lược mới của Erdogan có lẽ đang tác động nhiều với đối với người dân nước này thay vì các công ty Mỹ. Nói cách khác, Thổ Nhĩ Kỳ dựa vào Apple nhiều hơn Apple dựa vào Thổ Nhĩ Kỳ.
Tính đến cuối tháng 12 năm ngoái, thương hiệu điện thoại thông minh của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ sở hữu 2,08% thị phần, trong khi Apple nắm giữ 17,41%. Điều này có nghĩa rằng, trong số 41,09 triệu người dùng điện thoại thông minh ở nước này, 7,15 triệu người trong số đó dùng iPhone, tính đến hết cuối năm rồi.
Với con số đó, theo ước tính chỉ bằng 1,02% của hơn 700 triệu người dùng iPhone trên thế giới, một con số quá nhỏ để gây sức ép đến với Apple và thậm chí là Mỹ.
Nếu đặt điều đó vào bối cảnh khác, Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai thị trường lớn nhất của Apple thì đây sẽ là một thỏa thuận lớn hơn nhiều – cho cả Apple và Mỹ – nếu lệnh cấm điện tử này đến từ Trung Quốc.
Gia Linh