Bên cạnh đó, tái chế còn giúp giảm thiểu sự xả thải khí carbon dioxide vốn là nguyên nhân gây nên sự ấm lên toàn cầu. Cứ mỗi tấn lon nhôm được tái chế (khoảng 64.000 lon) sẽ giúp giảm 10 tấn CO2 bị thải ra không khí.
Tuy nhiên, tái chế không phải là thuốc trị bách bệnh. Một ý tưởng tốt hơn nhiều là ngăn chặn xả thái khí carbon, nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump vì nhiều lý do đã rút Mỹ khỏi Hiệp ước Paris về khí hậu. Quyết định gây tranh cãi này được Donald Trump đưa ra trong năm nóng nhất mà thế giới từng trải qua kể từ năm 1880 – khi các nhà khoa học bắt đầu theo dõi nhiệt độ toàn cầu – và là năm thứ 5 liên tiếp nóng kỷ lục trong 12 năm qua. Vào năm 2016, nhiệt độ trung bình của Trái Đất cao hơn nhiệt độ trung bình thời kỳ tiền công nghiệp 1,26 độ C, gần sát với mức nguy hiểm 1,5 độ C do các nhà làm chính sách quốc tế đặt ra.
“Không có chuyện ngừng làm Trái Đất ấm lên” – Gavin Schmidt, một nhà khoa học về khí hậu, Giám đốc Viện nghiên cứu không gian Goddard của NASA cho biết – “Mọi thứ đã và đang diễn ra đều là một phần của hệ thống“.
Câu nói của Schmidt có nghĩa là, ngay cả khi mức xả thải carbon tụt về 0 vào ngày mai, chúng ta vẫn sẽ chứng kiến sự thay đổi khí hậu do con người gây ra trong hàng thế kỷ. Và chúng ta đều biết rằng việc xả thải sẽ không chấm dứt ngay lập tức. Vấn đề quan trọng ngay lúc này, theo Schmidt, là làm chậm sự thay đổi khí hậu xuống mức đủ để cho phép chúng ta thích ứng theo cách không nguy hại nhất có thể.
Dưới đây là những gì sẽ diễn ra trên Trái Đất trong 100 năm tới, nếu chúng ta thành công trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu. “Tôi nghĩ mục tiêu dài hạn 1,5 độ C là ngoài tầm với” – Schmidt nói. Ông ước tính rằng chúng ta sẽ vượt mức đó vào khoảng năm 2030. Nhưng Schmidt lạc quan hơn về việc chúng ta có thể giữ nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 2 độ C. Và đó là mức tăng mà Liên Hợp Quốc hi vọng có thể tránh được. Hãy cứ cho rằng chúng ta sẽ đạt được một mức nào đó giữa hai mục tiêu trên. Đến cuối thế kỷ này, nhiệt độ toàn cầu sẽ ở mức trung bình trên 3 độ F so với hiện tại. Nhưng chỉ riêng nhiệt độ trung bình bề mặt không cho thấy được bức tranh toàn cảnh. Dị thường nhiệt độ – mức biến thiên nhiệt độ so với thông thường tại một khu vực nhất định – sẽ thay đổi không lường trước được Ví dụ, nhiệt độ tại Arctic Circle bỗng tăng trên mức đóng băng chỉ trong một ngày vào năm 2016 – mức nóng bất thường đối với khu vực Bắc cực. Những loại hình dị thường như vậy sẽ bắt đầu xảy ra thường xuyên hơn. Có nghĩa là những năm như 2016, vốn là năm có mức biển băng thấp kỷ lục, sẽ xảy ra nhiều hơn. Mùa hè ở Greenland sẽ không còn băng nữa vào năm 2050. Vào mùa hè năm 2012, 97% bề mặt dải băng ở Greenland bắt đầu tan chảy. Đây thường là sự kiện chỉ xảy ra một lần trong một thế kỷ, nhưng chúng ta có thể sẽ chứng kiến sự tan chảy bề mặt cực lớn diễn ra cứ mỗi 6 năm một lần vào cuối thế kỷ này. Một tin vui là băng ở Nam Cực sẽ vẫn khá ổn định, không tác động nhiều đến sự gia tăng mực nước biển. Tuy nhiên, sự sụp đổ bất ngờ của các chỏm băng có thể gây ngạc nhiên cho các nhà nghiên cứu khi nó dẫn đến mực nước biển tăng cao bất thường. Một khe nứt rộng 91 mét, dài 112 km trên chỏm băng Larsen C ở Nam Cực vào tháng 11/2016 Ngay cả trong những trường hợp may mắn nhất, các đại dương cũng sẽ tăng từ 0,6 đến 0,9 mét, khiến 4 triệu người mất nhà cửa. Các đại dương hấp thụ khoảng 1/3 tổng lượng carbon dioxide trong khí quyển, khiến chúng ấm lên và tính acid tăng lên. Nhiệt độ tăng lên sẽ khiến các đại dương bị acid hóa nhiều hơn trên toàn cầu. Tại các vùng nhiệt đới, điều này có nghĩa là gần như mọi rặng san hô ngầm sẽ bị phá hủy. Dù chúng ta gặp may mắn, thì một nửa trong tổng số các rặng san hô ngầm ở vùng nhiệt đới cũng đã và đang bị đe dọa. Và ngay cả khi chúng ta ngăn được sự xả khí thải, số lượng ngày nóng đỉnh điểm vào mùa hè tại các vùng nhiệt đới cũng sẽ tăng thêm 50% vào năm 2050. Xa hơn về phía Bắc, từ 10 đến 20% số ngày trong năm sẽ nóng hơn. Nếu không kiểm soát được sự xả khí thải, các vùng nhiệt đới sẽ phải chịu nhiệt độ nóng bất thường trong suốt mùa hè. Ở những vùng khí hậu ôn hòa, 30% hoặc hơn số ngày trong năm sẽ có nhiệt độ mà hiện tại chúng ta xem là bất thường. Chỉ cần nhiệt độ ấm lên một chút thôi cũng sẽ khiến các nguồn tài nguyên nước gặp khủng hoảng. Trong một nghiên cứu vào năm 2013, các nhà khoa học đã dự báo rằng thế giới sẽ bắt đầu chứng kiến nạn hạn hán gia tăng thường xuyên hơn. Nếu không được giám sát, thay đổi khí hậu có thể sẽ khiến hạn hán nghiêm trọng diễn ra trên 40% tổng diện tích đất – tức tăng gấp đôi so với ngày nay. Đó là chưa kể các diễn biến thời tiết. Nếu sự kiện El Nino khắc nghiệt vào năm 2015-2016 chỉ là một dấu hiệu cảnh báo, thì chúng ta sẽ phải hứng chịu nhiều thảm họa tự nhiên hơn – bão, cháy rừng, và các đợt nắng nóng sẽ xuất hiện thường xuyên trong “thực đơn” từ năm 2070 trở về sau. Hiện tại, nhân loại đang đứng trên một vách đá. Nếu chúng ta lơ đi những dấu hiệu cảnh báo, chúng ta sẽ phải gánh chịu những viễn cảnh mà Schmidt đã hình dung ra về một “hành tinh khác biệt hoàn toàn” – giống như sự khác biệt giữa khí hậu hiện tại và kỷ băng hà gần đây nhất vậy! Hoặc chúng ta có thể thực hiện những cải cách. Nếu chúng ta phấn đấu để đạt được tình huống tốt nhất, chúng ta sẽ có thể giảm thiểu sự thải khí về mức âm vào năm 2100 – tức là hấp thụ nhiều hơn thải ra thông qua công nghệ “bắt khi carbon” Schmidt cho biết Trái Đất vào năm 2100 sẽ nằm đâu đó ở giữa “ấm hơn một chút so với ngày nay và ấm hơn nhiều so với ngày nay”. Trên quy mô lớn toàn hành tinh, sự khác biệt đó có thể cứu sống hàng triệu sinh mạng, hoặc không. Tham khảo: Business Insider Chính thức đề xuất tăng kịch trần thuế bảo vệ môi trường xăng dầu
Theo Tấn Minh
Trí Thức Trẻ