Trang chủ Tin Tức Ứng dụng cho đô thị thông minh

Ứng dụng cho đô thị thông minh

859
TP.HCM đã và đang khẩn trương triển khai đề án xây dựng đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2025 với 4 mục tiêu tổng quát là (1) đảm bảo tốc độ phát triển kinh tế bền vững, hướng đến kinh tế tri thức, kinh tế số; (2) quản trị đô thị hiệu quả trên cơ sở dự báo; (3) nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc; và (4) tăng cường sự tham gia quản lý của người dân, tổ chức.
Có thể thấy rằng, đô thị thông minh (ĐTTM) sẽ đáp ứng nhu cầu dự báo phát triển chính xác hơn của chính quyền Thành phố, và thông qua việc xây dựng chính quyền điện tử, kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu nhằm gia tăng hiệu quả điều hành trên các lĩnh vực hoạt động.
Với chủ thể là người dân, ĐTTM giúp cung cấp các tiện ích hỗ trợ người dân ra quyết định một cách hiệu quả hơn, tăng cường sự tương tác giữa chính quyền và người dân để người dân tham gia vào các quá trình giám sát, quản lý và xây dựng Thành phố.
Ví dụ, trên nền tảng các giải pháp thông minh và cơ sở dữ liệu mở, người dân TP.HCM có thể nhanh chóng cập nhật thông tin về tình trạng kẹt xe, ngập nước do mưa hay triều cường ở chế độ thời gian thực thông qua thiết bị di động hay máy tính có kết nối Internet, tra cứu thông tin quy hoạch, truy xuất nguồn gốc của thực phẩm là thịt heo, rau cũng như thị và trứng gia cầm.
Năm 2020 sẽ có trung tâm điều hành giao thông thông minh
Thông tin nói trên được đại diện Sở GTVT TP.HCM chia sẻ tại Hội nghị trực tuyến quán triệt các kế hoạch triển khai đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025 diễn ra vào chiều 16/3.
Cụ thể, theo đại diện Sở GTVT, TP.HCM hiện đã xác định rõ lộ trình phát triển và đang xây dựng mô hình trung tâm điều hành giao thông thông minh. Đến năm 2020, Thành phố sẽ cơ bản hoàn thành trung tâm giám sát và điều khiển giao thông, trên cơ sở tận dụng hệ thống hạ tầng hiện hữu và áp dụng các giải pháp thông minh. Trung tâm này sẽ giúp kiểm soát giao thông trên các tuyến đường chính, nút giao thông ở khu vực trung tâm. Giai đoạn sau năm 2020, TP.HCM sẽ nhân rộng toàn địa bàn, đồng thời nâng cấp hệ thống giúp xử lý vi phạm, quản lý nhu cầu giao thông, tài sản kết cấu hạ tầng…
Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Vĩnh Tuyến – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, Phó trưởng Ban điều hành đề án khẳng định Thành phố sẽ ưu tiên thuê dịch vụ thay vì đầu tư, đối với vấn đề công nghệ trong xây dựng đô thị thông minh.
Ông Tuyến cho rằng, việc xây dựng 4 trung tâm trụ cột của TP.HCM trong đề án triển khai đô thị thông minh phải tuân thủ các quy định của nhà nước về đấu thầu chọn nhà đầu tư. Đặc biệt đối với vấn đề công nghệ, TP.HCM cần ưu tiên thuê dịch vụ, hạn chế tối đa việc đầu tư. Trong quá trình triển khai xây dựng đô thị thông minh, UBND TP.HCM yêu cầu là không phát sinh về biên chế, không phát sinh về tổ chức bộ máy.
Phó Chủ tịch UBND Thành phố cũng quyết liệt yêu cầu các đơn vị rà soát những vấn đề còn bức xúc, những điểm tắc nghẽn của địa phương, đơn vị, sở, ngành trong việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ Thành phố giao để đưa những giải pháp công nghệ vào giải quyết.
Trước mắt, TP.HCM yêu cầu UBND quận 1, UBND quận 12 và Ban quản lý Khu đô thị mới Thủ Thiêm thí điểm triển khai Trung tâm điều hành tại đơn vị, bao gồm các lĩnh vực giám sát an ninh trật tự phòng cháy chữa cháy thông minh, quản lý đô thị thông minh… đảm bảo khả năng tích hợp, mở rộng nhiều lĩnh vực và có khả năng nhân rộng trên phạm vi thành phố.
Trong số ấn phẩm TGVT tháng 4/2018, Ban biên tập xin giới thiệu đến quý độc giả loạt giải pháp ứng dụng công nghệ đang được cung cấp cho người dân TP.HCM, và đây có thể được xem lả những dịch vụ “thông minh” đầu tiên của chính quyền Thành phố: