Sau sự “khơi mào” của Uber rồi sau đó là Grab (hiện Grab đã thâu tóm Uber ở Đông Nam Á), các dịch vụ kết nối người lái xe và hành khách đang “mọc lên như nấm” tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Các dịch vụ tương tự có thể kể đến là Mai Linh, AhaMove, Mai Linh, Aber, Vato, Didi, Go-Viet,… hay gần đây chính là sự xuất hiện của FastGo.
FastGo là ứng dụng đặt xe mới nhất vừa xuất hiện.
Trong các dịch vụ trên, FastGo “sinh sau đẻ muộn” nhưng là dịch vụ của người Việt và đang tỏ ra lợi thế hơn bởi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm từ các “đàn anh”. Mới đây, sau hơn 1 tháng triển khai tại thị trường Hà Nội, dịch vụ gọi xe FastGo cũng đã chính thức hoạt động tại TP.HCM.
Theo nhà phát triển ứng dụng này, họ đã ghi nhận hơn 6.000 xe taxi và xe kinh doanh đăng ký tham gia hệ thống, hơn 25.000 cuộc gọi xe được thực hiện, gần 20.000 khách hàng đăng ký và cài ứng dụng FastGo, 5.000 khách hàng đã có ít nhất một chuyến đi với FastGo. Ngoài ra, FastGo còn nhận được sự quan tâm của rất nhiều các hãng đối tác taxi, với 25 hãng taxi tham gia hợp tác.
Những con số nói trên có thể chưa so sánh được với “gã khổng lồ” Grab, nhưng so với các đối thủ còn lại thì đó là những con số ấn tượng. Theo nhà phát triển FastGo, mục tiêu của họ là chiếm lĩnh tới 40% thị trường ứng dụng đặt xe trong vòng 2 năm tới.
Thị trường ứng dụng gọi xe sẽ có sự cạnh tranh rất khốc liệt trong thời gian tới.
Để thực hiện mục tiêu trên, FastGo cho biết, họ có nhiều chính sách khác biệt hoàn toàn và hứa hẹn sẽ thu hút cả tài xế lẫn hành khách. Chẳng hạn, dịch vụ này không thu phí theo mức % mà sẽ thu theo khoản doanh thu cụ thể của tài xế trong 1 ngày, gồm các mức 10.000 đồng, 20.000 đồng và 30.000 đồng tương ứng với tổng doanh thu mỗi ngày từ 100.000 – 200.000 đồng, từ 200.000 – 400.000 đồng và trên 400.000 đồng. Trường hợp tài xế chỉ chạy được dưới 100.000 đồng/ngày thì sẽ miễn phí dịch vụ của ngày hôm đó, đồng thời 500 tài xế đầu tiên tham gia hệ thống sẽ được miễn phí dịch vụ trọn đời.
Với người dùng, ban đầu vẫn là những ưu đã về cước phí như 5.000 cuốc xe đồng giá 5.000 đồng cho khoảng cách dưới 5km tại TP.HCM, và khuyến mãi tặng tiền vào tài khoản khi thanh toán thẻ,… Về lâu dài, FastGo khẳng định họ sẽ có được một hệ thống khách hàng văn minh và chú trọng lượng khách hàng sử dụng thẻ, tức những người đi xe không quá so đo về cước phí mà ưu tiên cho sự tiện dụng, văn minh.
Tới lúc này chưa thể nói trước sự thành công của không dưới 10 ứng dụng đặt xe đang hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự thống lĩnh của Grab sau nhiều năm dường như đã bắt đầu có dấu hiệu bị đe dọa bởi các “đàn em”. Theo đánh giá của các chuyên gia, quá nhiều dịch vụ xuất hiện có thể gây khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát nhưng điều đó sẽ tạo ra một cuộc cạnh tranh gay cấn, và trước mắt người dùng sẽ được hưởng lợi từ các ưu đãi của nhà cung cấp dịch vụ.
Theo Ngọc Phạm (Dân Việt)
Trong các dịch vụ trên, FastGo “sinh sau đẻ muộn” nhưng là dịch vụ của người Việt và đang tỏ ra lợi thế hơn bởi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm từ các “đàn anh”. Mới đây, sau hơn 1 tháng triển khai tại thị trường Hà Nội, dịch vụ gọi xe FastGo cũng đã chính thức hoạt động tại TP.HCM.
Theo nhà phát triển ứng dụng này, họ đã ghi nhận hơn 6.000 xe taxi và xe kinh doanh đăng ký tham gia hệ thống, hơn 25.000 cuộc gọi xe được thực hiện, gần 20.000 khách hàng đăng ký và cài ứng dụng FastGo, 5.000 khách hàng đã có ít nhất một chuyến đi với FastGo. Ngoài ra, FastGo còn nhận được sự quan tâm của rất nhiều các hãng đối tác taxi, với 25 hãng taxi tham gia hợp tác.
Những con số nói trên có thể chưa so sánh được với “gã khổng lồ” Grab, nhưng so với các đối thủ còn lại thì đó là những con số ấn tượng. Theo nhà phát triển FastGo, mục tiêu của họ là chiếm lĩnh tới 40% thị trường ứng dụng đặt xe trong vòng 2 năm tới.
Để thực hiện mục tiêu trên, FastGo cho biết, họ có nhiều chính sách khác biệt hoàn toàn và hứa hẹn sẽ thu hút cả tài xế lẫn hành khách. Chẳng hạn, dịch vụ này không thu phí theo mức % mà sẽ thu theo khoản doanh thu cụ thể của tài xế trong 1 ngày, gồm các mức 10.000 đồng, 20.000 đồng và 30.000 đồng tương ứng với tổng doanh thu mỗi ngày từ 100.000 – 200.000 đồng, từ 200.000 – 400.000 đồng và trên 400.000 đồng. Trường hợp tài xế chỉ chạy được dưới 100.000 đồng/ngày thì sẽ miễn phí dịch vụ của ngày hôm đó, đồng thời 500 tài xế đầu tiên tham gia hệ thống sẽ được miễn phí dịch vụ trọn đời.
Với người dùng, ban đầu vẫn là những ưu đã về cước phí như 5.000 cuốc xe đồng giá 5.000 đồng cho khoảng cách dưới 5km tại TP.HCM, và khuyến mãi tặng tiền vào tài khoản khi thanh toán thẻ,… Về lâu dài, FastGo khẳng định họ sẽ có được một hệ thống khách hàng văn minh và chú trọng lượng khách hàng sử dụng thẻ, tức những người đi xe không quá so đo về cước phí mà ưu tiên cho sự tiện dụng, văn minh.
Tới lúc này chưa thể nói trước sự thành công của không dưới 10 ứng dụng đặt xe đang hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự thống lĩnh của Grab sau nhiều năm dường như đã bắt đầu có dấu hiệu bị đe dọa bởi các “đàn em”. Theo đánh giá của các chuyên gia, quá nhiều dịch vụ xuất hiện có thể gây khó khăn trong việc quản lý, kiểm soát nhưng điều đó sẽ tạo ra một cuộc cạnh tranh gay cấn, và trước mắt người dùng sẽ được hưởng lợi từ các ưu đãi của nhà cung cấp dịch vụ.
Theo Ngọc Phạm (Dân Việt)