Trang chủ Tin Tức Vì sao lõi Trái Đất “trẻ” hơn vỏ Trái Đất?

Vì sao lõi Trái Đất “trẻ” hơn vỏ Trái Đất?

743
Minh họa về lõi trong và lõi ngoài Trái Đất
Một nhóm ba nhà khoa học Đan Mạch đã tính toán độ tuổi tương đối của bề mặt Trái Đất so với lõi của nó và nhận ra rằng, phần lõi Trái Đất “trẻ” hơn phần vỏ tới 2,5 năm. Trong bài báo đăng trên Tạp chí Vật lý châu Âu, U I Uggerhøj và R E Mikkelsen của Đại học Aarhus và J Faye của Đại học Copenhagen, đã mô tả cách tính toán đưa ra các kết luận nói trên.
Tại một trong những bài diễn thuyết nổi tiếng của Richard Feynman ở Caltech những năm 1960, ông đã nhấn mạnh, do hiệu ứng kéo giãn thời gian, lõi Trái đất thực ra trẻ hơn nhiều so với bề mặt của nó. Ông cho rằng sự khác biệt có thể là “một hoặc hai ngày”. Kể từ đó, các nhà vật lý đã chấp nhận cả giả thuyết về so sánh độ tuổi của phần lõi và phần vỏ trái đất, cùng với giả thuyết về lượng thời gian do Feynman đưa ra mà không cần chứng minh toán học.
Thuyết tương đối rộng cho thấy, các vật thể thật sự lớn, như các hành tinh và ngôi sao, đã bẻ cong cấu trúc không gian và thời gian, điều này dẫn đến lực hấp dẫn có khả năng làm thời gian chậm đi. Do đó, một vật ở gần tâm sẽ có lực kéo mạnh hơn – đồng hồ đặt gần lõi sẽ chạy chậm hơn khi đặt trên bề mặt Trái Đất. Điều này có nghĩa là, cấu tạo phần lõi sẽ có “tuổi đời” nhỏ hơn so với phần vỏ. Nghe có vẻ phi lý nhưng những điều kỳ quặc như vậy, từ lâu đã được thực hiện trong ngành vật lý, tỷ như giả thiết về khác biệt thời gian đã được Feynman đề cập trong những bài diễn thuyết trước đó. Trong nỗ lực mới này, nhóm nghiên cứu đã tiến hành hàng loạt phép toán nhằm chỉ ra những con số thuyết phục. Họ nhận thấy, trong suốt lịch sử 4,5 tỉ năm của hành tinh chúng ta sống, nếu bỏ qua các quá trình địa chất, lực hấp dẫn đã làm cho lõi trái đất trẻ hơn gần 2,5 năm so với phần vỏ.
Phát hiện của nhóm nghiên cứu không chỉ là ví dụ về ảnh hưởng của lực hấp dẫn đến thời gian, đó cũng có thể là vấn đề nảy sinh, khi các nhà khoa học đặt niềm tin hoàn toàn vào những người đồng nghiệp nổi tiếng, chỉ vì uy tín của họ. Không ai phản biện, giống như những người từng quen Feynman đã làm, họ đã coi những giả thiết là đúng khi chưa chứng minh.
P.Trang