Trang chủ Tin Tức Vì sao núi lửa có thể hình thành và phun trào dưới...

Vì sao núi lửa có thể hình thành và phun trào dưới đáy biển?

835
Nước có thể dập được lửa nhưng núi lửa vẫn có thể phun trào dưới đáy biển. Tại sao lại như vậy?
Nghe có vẻ khá ngược đời nhưng việc núi lửa tồn tại trong lòng đại dương lại là sự thật, khộng phải chuyện bịa đặt. Điển hình là quần đảo Hawaii là nơi nổi tiếng về du lịch với những bãi cát trắng trải dài nhưng ẩn sâu dưới lòng biển nơi đây lại có những ngọn núi lửa.
Núi lửa dưới đáy biển hiếm hơn núi lửa trên mặt đất nhưng chúng là những núi lửa hoạt động với tần suất khá cao và mạnh mẽ nhất. Theo một rhống kê, khoảng 75% lượng mắc – ma phun trào mỗi năm trên Trái Đất là từ những núi lửa dưới đáy biển.
Hình ảnh một vụ núi lửa dưới đáy biển phun trào. (Ảnh: antena7.com.do)
Hiện tại rất khó có thể xác định được vị trí chính xác và thời điểm những núi lửa ngầm này phun trào vì chúng ẩn sâu hàng nghìn mét dưới lòng đại dương. Các nhà khoa học chỉ có thể dựa vào những mảnh vụn hay những viên đá còn sót lại sau những vụ phun trào để biết được nhiệt lượng và hóa chất trong núi lửa dưới biển.
Theo các nhà địa chất học, nguyên tắc hình thành núi lửa trên cạn hay dưới đại dương về cơ bản là giống nhau; chúng đều được hình thành khi các mảng kiến ​​tạo (mảng đại dương hoặc mảng lục địa) va chạm vào nhau hoặc tách nhau ra.
Những va chạm này còn bị chi phối bởi nhiều nhân tố như lực quay của Trái Đất, lực thủy triều, lực hấp dẫn của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời nên việc nghiên cứu chúng khá phức tạp
Khi 2 mảng kiến tạo va chạm, những mảng kiến tạo nặng nên có xu hướng trượt xuống dưới mặt mảng kiến tạo nhẹ tạo thành rãnh sâu giữa 2 mảng kiến tạo. Những tảng đá trong rãnh sâu này dần dần tan chảy do nhiệt từ lòng Trái Đất tác động và tạo điều kiện cho dung nham dâng lên.
(Ảnh: hubpages.com)
Còn khi chúng tách rời, một khoảng trống mênh mông hình thành giữa 2 mảng kiến tạo tạo điều kiện cho dung nham phun trào ra ngoài qua lổ hổng này hoặc những vết nứt trên bề mặt mảng kiến tạo.
Theo thời gian, dung nham tích tụ ngày cảng nhiều trên miệng núi lửa và phun trào trong nước. Nhưng chúng ngay lập tức bị làm nguội nhanh chóng bởi nước và áp suất của nước, tạo thành dung nham gối hoặc đá magma.
Dung nham bị làm nguội khi gặp nước. (Ảnh: blic.rs)
Dung nham gối hình thành bởi một núi lửa ngầm. (Ảnh: Geocaching)
Đây chính là điểm đặc biệt của những ngọn núi lửa dưới đáy biển. Các lớp mắc ma kiên cố từng tầng chồng lên nhau và lâu dần hình thành một một ngọn núi lửa trong lòng đại dương. Trải qua hàng triệu năm biến đổi, những đảo núi lửa dần dần xuất hiện trên vỏ Trái Đất.
Những hòn đảo lớn như đảo Hawaii hay nhiều đảo thuộc Indonesia nằm trong “Vành đai lửa Thái Bình Dương” đều hình thình từ những vụ phun trào như vậy trong quá khứ. Chúng đã chịu đựng sự tác động vô cùng lớn của những núi lửa dưới biển để thành những hòn đảo như ngày nay.
Sơn Tùng
Có thể bạn quan tâm: