Sau khi liên tiếp để xảy ra tai nạn với chế độ tự lái Autopilot, Tesla đã ráo riết tiến hành nghiên cứu và xem xét lại hệ thống trên. Tuy nhiên mới đây, một YouTuber đã bất ngờ đăng tải đoạn video ngắn ghi lại cảnh nhân viên của Tesla “ngủ gật” trong quá trình thử nghiệm chế độ tự lái trên mẫu xe Model S tại một đường cao tốc gần trụ sở Fremont, California. Điều này khiến cho không ít người phải giật mình và tự hỏi về mức độ nghiêm túc của Tesla đối với công nghệ này.
Trước hết, cần phải hiểu rằng chế độ Autopilot của Tesla thực chất chỉ đảm nhận một số chức năng điều khiển xe cơ bản để có thể di chuyển và tránh những chướng ngại vật từ xa. Tài xế trong xe vẫn phải thường xuyên làm chủ vô lăng và quan sát giao thông để kịp thời xử lý khi có tình huống bất ngờ hoặc sự cố xảy ra.
Trở lại với đoạn video trên, rất khó để có thể khẳng định liệu người nhân viên này có thực sự ngủ gật trong quá trình kiểm tra Autopilot hay không. Có thể anh ấy/cô ấy chỉ đang cúi xuống để xem giờ, tìm kiếm đồ vật bị rơi hoặc xử lý một tác vụ khác. Tuy nhiên, đây vẫn là một hành động khó có thể chấp nhận và gây nguy hiểm đến những người xung quanh cũng như chính bản thân người tài xế.
Sau khi nhận được báo cáo về tình huống trên, phát ngôn viên của Tesla cho biết: “Chúng tôi luôn đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu và sẽ tiến hành điều tra nghiêm túc về trường hợp này”.
Không thể đổ lỗi hoàn toàn cho chế độ tự lái trong những vụ tai nạn giao thông do các mẫu xe của Tesla gây ra trong thời gian qua.
Đầu năm nay, chế độ Autopilot trên mẫu xe Model X SUV đã gây ra một vụ tai nạn chết người nghiêm trọng trên một đường cao tốc tại phía nam San Francisco. Sau nhiều tháng điều tra, Ủy ban An toàn Giao thông Hoa Kỳ đã tiết lộ cụ thể quá trình xảy ra sự cố đáng tiếc này.
Theo đó, chế độ tự lái đã bật (và từng được sử dụng rất nhiều lần) trên chiếc xe gây tai nạn. 15 phút trước khi sự cố xảy ra, hệ thống Autopilot đã 3 lần đưa ra cảnh báo yêu cầu tài xế đặt tay lên vô lăng để xử lý tình huống. Chính vì thế, chiếc xe đã lao thẳng vào dải phân cách trên đường với tốc độ cao, sau đó bốc cháy dữ dội khiến lái xe thiệt mạng. 5 ngày sau, viên pin của xe thậm chí còn bất ngờ bắt lửa trở lại ngay tại hiện trường vụ tai nạn.
Theo Mashable Tesla: Chiếc Model X gặp tai nạn trong khi bật chế độ Autopilot, tài xế không đụng tay vào vô lăng dù đã được cảnh báo
Trước hết, cần phải hiểu rằng chế độ Autopilot của Tesla thực chất chỉ đảm nhận một số chức năng điều khiển xe cơ bản để có thể di chuyển và tránh những chướng ngại vật từ xa. Tài xế trong xe vẫn phải thường xuyên làm chủ vô lăng và quan sát giao thông để kịp thời xử lý khi có tình huống bất ngờ hoặc sự cố xảy ra.
Trở lại với đoạn video trên, rất khó để có thể khẳng định liệu người nhân viên này có thực sự ngủ gật trong quá trình kiểm tra Autopilot hay không. Có thể anh ấy/cô ấy chỉ đang cúi xuống để xem giờ, tìm kiếm đồ vật bị rơi hoặc xử lý một tác vụ khác. Tuy nhiên, đây vẫn là một hành động khó có thể chấp nhận và gây nguy hiểm đến những người xung quanh cũng như chính bản thân người tài xế.
Sau khi nhận được báo cáo về tình huống trên, phát ngôn viên của Tesla cho biết: “Chúng tôi luôn đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu và sẽ tiến hành điều tra nghiêm túc về trường hợp này”.
Đầu năm nay, chế độ Autopilot trên mẫu xe Model X SUV đã gây ra một vụ tai nạn chết người nghiêm trọng trên một đường cao tốc tại phía nam San Francisco. Sau nhiều tháng điều tra, Ủy ban An toàn Giao thông Hoa Kỳ đã tiết lộ cụ thể quá trình xảy ra sự cố đáng tiếc này.
Theo đó, chế độ tự lái đã bật (và từng được sử dụng rất nhiều lần) trên chiếc xe gây tai nạn. 15 phút trước khi sự cố xảy ra, hệ thống Autopilot đã 3 lần đưa ra cảnh báo yêu cầu tài xế đặt tay lên vô lăng để xử lý tình huống. Chính vì thế, chiếc xe đã lao thẳng vào dải phân cách trên đường với tốc độ cao, sau đó bốc cháy dữ dội khiến lái xe thiệt mạng. 5 ngày sau, viên pin của xe thậm chí còn bất ngờ bắt lửa trở lại ngay tại hiện trường vụ tai nạn.
Theo Mashable Tesla: Chiếc Model X gặp tai nạn trong khi bật chế độ Autopilot, tài xế không đụng tay vào vô lăng dù đã được cảnh báo