Trang chủ Tin Tức “Xanh hóa địa cầu” – Cần cái nhìn thấu đáo

“Xanh hóa địa cầu” – Cần cái nhìn thấu đáo

734
Quang hợp tăng không có nghĩa sản lượng tăng
Đúng là chúng ta đang thu hoạch được sản lượng nhiều hơn từ mỗi mẫu đất công nghiệp so với 1 thế kỷ trước. Nhưng CO2 chỉ đóng góp 1 phần rất nhỏ trong sự gia tăng này. Tiến sĩ Campbell cho biết, việc cải thiện quá trình quang hợp thêm 30% không có nghĩa sản lượng dâu thu hoạch được sẽ tăng lên thêm 30%.
Trong khi quang hợp hút CO2 từ bầu không khí, 1 lượng lớn khí này lại sớm tiếp tục được thải lại ra ngoài. Lời giải thích là: Vào ban đêm, phản ứng hóa học của cây trồng chủ yếu chạy ngược. Vậy nên cây thay vì quang hợp sẽ hô hấp và thải lại ra CO2. Quá trình hô hấp cũng được cải thiện song hành với quá trình quang hợp.
Dù cải thiện trong quang hợp có nhiều hơn so với cải thiện trong hô hấp hay không thì lợi ích mà việc này tạo nên cho cây trồng vẫn là rất nhỏ và không phải là câu trả lời cho cuộc cách mạng nông nghiệp của loài người. 
Tiến sĩ Campbell cho rằng, câu trả lời có thể nằm trong phân bón, hạt giống và tưới tiêu.

Cây trồng bổ sung sẽ không trì hoãn được biến đổi khí hậu
Không chỉ dâu tây và các loại cây trồng mới có thể hấp thụ thêm khí CO2. Toàn bộ các khu rừng, thảo nguyên và các hệ sinh thái hoang dã trên thế giới đều đóng góp cho quá trình này. Khi các nhà khoa học tính đến sự gia tăng trong quang hợp và hô hấp, họ dự kiến cây trồng trên trái đất sẽ giảm được 1/4 lượng CO2 mà nhân loại thải vào khí quyển.
“Con số này tương đương với số lượng CO2 mà Trung Quốc thải ra. Và Trung Quốc là nước gây ô nhiễm lớn nhất trên thế giới” – Tiến sĩ Campbell trao đổi.
Đáng kể hơn, những cây trồng đã đang giảm thiểu lượng CO2 thải vào không khí đồng thời với thời điểm mà sự phát thải bùng nổ. Hàng năm chúng ta lại trồng thêm các cây trồng năng lượng và hàng năm các cây trồng cũng lại hấp thu được thêm nhiều CO2. Tuy nhiên, đây cũng không hẳn là 1 tin vui. Nó giống như nghe bác sĩ nói rằng quá trình hóa trị liệu của bạn làm chậm tốc độ phát triển của khối u đi 25%.
Bất chấp các nỗ lực phủ xanh trái đất, lượng CO2 trong không khí đã tăng nhanh đột biến trong vòng 2 thế kỷ qua tới 1 mức độ mà chưa từng xảy ra trên Trái đất trong hàng chục triệu năm và nó đã đang gây các tác động mạnh trên toàn cầu.
Tiến sĩ Campbell lý giải: Nếu các cây trồng tiếp tục chỉ hấp thụ được đến 1/4 tổng lượng CO2 trên trái đất, thì chúng ta nên dự đoán sự phát triển của tình hình sẽ còn tiếp tục xảy ra nhanh hơn theo chiều hướng tệ hơn. Hay còn nói theo 1 cách khác, nếu “xanh hóa toàn cầu” không thể cứu được chúng ta ngay lập tức thì chúng ta cũng không thể dựa vào nó mà thoát khỏi tình thế này sớm hay muộn trong tương lai.
Việc xanh hóa toàn cầu chưa  có 1 điểm dừng
 Có thể chắc chắn rằng vẫn còn nhiều điều mà tiến sĩ Campbell và đồng nghiệp không thấy được trong kế hoạch “xanh hóa toàn cầu”. Quan trọng nhất, là họ không thấy được điểm cuối của kế hoạch này. Khi nhiệt độ tiếp tục gia tăng và lượng mưa bị thay đổi, cây trồng có khả năng sẽ ngừng không thể hấp thụ thêm CO2 nữa.
Tiến sĩ Campbell nhấn mạnh: “Cây trồng trên toàn Trái đất chỉ hấp thụ được phần CO2 thải ra bởi Trung Quốc. Điều khiến tôi sợ hãi là phát hiện ra rằng, việc này sẽ không kéo dài mãi mãi. Nếu tại 1 thời điểm nào đó sự hô hấp của thực vật bắt kịp với sự quang hợp, toàn bộ cácbon bị hấp thụ có thể sẽ lại trào ngược vào khí quyển của chúng ta”.