Trước khi nhà sản xuất smartphone Trung Quốc “lên sàn” chứng khoán Hồng Kông, báo cáo tài chính Xiaomi nộp cho Uỷ ban chứng khoán được bóc tách, khai thác thành các bản tin riêng biệt, chủ yếu về lãi/ lỗ, doanh thu… Tuy nhiên, cũng về tình hình tài chính của Xiaomi năm 2017, có bản tin nói rằng Xiaomi lỗ, trong khi có thống kê khác lại cho thấy Xiaomi có lãi, dẫn đến phần lớn độc giả cảm thấy hoang mang, khó hiểu rốt cuộc là Xiaomi lỗ/ lãi như thế nào.
Chẳng hạn, một bản tin của hãng tin Bloomberg viết: “Xiaomi, lần đầu tiên báo cáo tài chính chi tiết, công bố lỗ ròng 43,9 tỷ nhân dân tệ (6,9 tỷ USD) trong năm 2017, đảo ngược so với một năm trước đó lãi ròng 77 triệu USD”. Trong khi đó, kênh CNN chụp bảng thống kê của Reuters lại cho thấy năm 2017, Xiaomi đạt lợi nhuận gộp đến 15,2 tỷ nhân dân tệ (2,3 tỷ USD), lãi hoạt động 1,9 tỷ USD. Rồi lại đến tin Xiaomi công bố ba tháng đầu năm 2018 lỗ đến hơn 1 tỷ USD…
CEO Lei Jun tươi cười trong ngày Xiaomi IPO tại Hong Kong hôm 9/7/2018, với giá chào bán cổ phiếu ở mức đáy.
Qua tìm hiểu thì thực tế các con số này đều chính xác, được trích xuất từ báo cáo tài chính của Xiaomi. Tuy nhiên, cũng là lãi/ lỗ nhưng chúng mang ý nghĩa khác biệt mà thường chỉ những người trong ngành mới hiểu được.
Như ở trên, lợi nhuận gộp (2,3 tỷ USD) là phần còn lại sau khi tổng doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán.
Trong khi đó, con số 6,9 tỷ USD lỗ ròng là phần còn lại sau khi lấy tổng doanh thu bán hàng trừ đi giá vốn hàng bán (lợi nhuận gộp) và thuế. Kết quả bị âm gọi là lỗ ròng, còn dương gọi là lãi ròng, hay lãi sau thuế.
Lợi nhuận hoạt động là lợi nhuận của công ty từ hoạt động kinh doanh thông thường, không bao gồm bất kỳ khoản thu nhập nào từ đầu tư hoặc bán tài sản, được tính bằng cách lấy tổng thu nhập trừ đi chi phí hoạt động từ tổng thu nhập.
Trong lĩnh vực tài chính, kế toán còn có nhiều thuật ngữ “hại não” khác như hệ số biên lợi nhuận gộp, điểm hòa vốn, lợi nhuận trước thuế… Có thể vì các mục tiêu khác nhau, đối tượng nhắm đến khác nhau nên doanh nghiệp sẽ nhấn mạnh những con số lãi/ lỗ trong báo cáo tài chính theo chủ đích của mình.
Vậy để tránh rơi vào “mê cung” của báo cáo tài chính, chúng ta, những người bình thường chỉ nên quan tâm đến chỉ số nào để hiểu được sức khoẻ tài chính của một doanh nghiệp?
Cơ bản nhất là con số lãi ròng/ lỗ ròng và tổng doanh thu trong một giai đoạn. Nếu hiểu thêm về doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và lợi nhuận sau thuế, căn cứ vào số liệu năm trước để so sánh, bạn sẽ đánh giá được sự phát triển của doanh nghiệp.
Biểu đồ cho thấy doanh thu (màu tím) và biên lợi nhuận hoạt động (màu xanh) tăng lên trong khi lợi nhuận ròng của Xiaomi (màn đỏ) rất ít hoặc lỗ.
Quay trở lại trường hợp Xiaomi, có thể thấy bản chất năm 2017 Xiaomi bị lỗ đến 6,9 tỷ USD, mức lỗ cao nhất kể từ năm 2015 (năm 2015 lỗ ròng 1,1 tỷ USD, 2016 lãi khoảng 77 triệu USD). Lợi nhuận mỏng, trồi sụt thất thường trong khi doanh thu tăng trưởng mạnh (2015: 9,79 tỷ USD, 2016: 10,03 tỷ USD, 2017: 16,8 tỷ USD), lợi nhuận hoạt động xu hướng đi lên là lý do khiến nhà đầu tư e ngại với cổ phiếu Xiaomi. Trước đây, có thời điểm Xiaomi đã được định giá lên đến hơn 140 tỷ USD. Ban đầu, nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc này cũng dự định huy động 10 tỷ USD trong đợt IPO vừa qua, đưa giá trị công ty lên hơn 100 tỷ USD. Nhưng sau khi báo cáo tài chính công khai, cộng với chiến lược kinh doanh theo các nhà đầu tư là chưa rõ ràng – Xiaomi cho biết họ là công ty Internet, trong khi trong con mắt các nhà đầu tư Xiaomi vẫn chỉ là công ty phần cứng, với doanh thu phần cứng chiếm đa số – nên đợt IPO của Xiaomi hồi đầu tháng bảy chỉ huy động 4,7 tỷ USD đưa giá trị công ty ở khoảng 54 tỷ USD.
CEO Xiaomi tuyên bố vẫn chỉ ăn lãi 5% đối với dòng sản phẩm smartphone. Trong khi hơn 70% doanh thu của hãng là từ smartphone, chi phí cho quảng cáo, tiếp thị có xu hướng gia tăng (2017 gần gấp đôi so với 2016), thì việc có lãi là thách thức không nhỏ. Mới đây nhất, Xiaomi công bố lỗ ròng 3 tháng đầu năm hơn 1 tỷ USD.
Minh Hà
Chẳng hạn, một bản tin của hãng tin Bloomberg viết: “Xiaomi, lần đầu tiên báo cáo tài chính chi tiết, công bố lỗ ròng 43,9 tỷ nhân dân tệ (6,9 tỷ USD) trong năm 2017, đảo ngược so với một năm trước đó lãi ròng 77 triệu USD”. Trong khi đó, kênh CNN chụp bảng thống kê của Reuters lại cho thấy năm 2017, Xiaomi đạt lợi nhuận gộp đến 15,2 tỷ nhân dân tệ (2,3 tỷ USD), lãi hoạt động 1,9 tỷ USD. Rồi lại đến tin Xiaomi công bố ba tháng đầu năm 2018 lỗ đến hơn 1 tỷ USD…
Qua tìm hiểu thì thực tế các con số này đều chính xác, được trích xuất từ báo cáo tài chính của Xiaomi. Tuy nhiên, cũng là lãi/ lỗ nhưng chúng mang ý nghĩa khác biệt mà thường chỉ những người trong ngành mới hiểu được.
Như ở trên, lợi nhuận gộp (2,3 tỷ USD) là phần còn lại sau khi tổng doanh thu thuần trừ đi giá vốn hàng bán.
Trong khi đó, con số 6,9 tỷ USD lỗ ròng là phần còn lại sau khi lấy tổng doanh thu bán hàng trừ đi giá vốn hàng bán (lợi nhuận gộp) và thuế. Kết quả bị âm gọi là lỗ ròng, còn dương gọi là lãi ròng, hay lãi sau thuế.
Lợi nhuận hoạt động là lợi nhuận của công ty từ hoạt động kinh doanh thông thường, không bao gồm bất kỳ khoản thu nhập nào từ đầu tư hoặc bán tài sản, được tính bằng cách lấy tổng thu nhập trừ đi chi phí hoạt động từ tổng thu nhập.
Trong lĩnh vực tài chính, kế toán còn có nhiều thuật ngữ “hại não” khác như hệ số biên lợi nhuận gộp, điểm hòa vốn, lợi nhuận trước thuế… Có thể vì các mục tiêu khác nhau, đối tượng nhắm đến khác nhau nên doanh nghiệp sẽ nhấn mạnh những con số lãi/ lỗ trong báo cáo tài chính theo chủ đích của mình.
Vậy để tránh rơi vào “mê cung” của báo cáo tài chính, chúng ta, những người bình thường chỉ nên quan tâm đến chỉ số nào để hiểu được sức khoẻ tài chính của một doanh nghiệp?
Cơ bản nhất là con số lãi ròng/ lỗ ròng và tổng doanh thu trong một giai đoạn. Nếu hiểu thêm về doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và lợi nhuận sau thuế, căn cứ vào số liệu năm trước để so sánh, bạn sẽ đánh giá được sự phát triển của doanh nghiệp.
Quay trở lại trường hợp Xiaomi, có thể thấy bản chất năm 2017 Xiaomi bị lỗ đến 6,9 tỷ USD, mức lỗ cao nhất kể từ năm 2015 (năm 2015 lỗ ròng 1,1 tỷ USD, 2016 lãi khoảng 77 triệu USD). Lợi nhuận mỏng, trồi sụt thất thường trong khi doanh thu tăng trưởng mạnh (2015: 9,79 tỷ USD, 2016: 10,03 tỷ USD, 2017: 16,8 tỷ USD), lợi nhuận hoạt động xu hướng đi lên là lý do khiến nhà đầu tư e ngại với cổ phiếu Xiaomi. Trước đây, có thời điểm Xiaomi đã được định giá lên đến hơn 140 tỷ USD. Ban đầu, nhà sản xuất điện thoại Trung Quốc này cũng dự định huy động 10 tỷ USD trong đợt IPO vừa qua, đưa giá trị công ty lên hơn 100 tỷ USD. Nhưng sau khi báo cáo tài chính công khai, cộng với chiến lược kinh doanh theo các nhà đầu tư là chưa rõ ràng – Xiaomi cho biết họ là công ty Internet, trong khi trong con mắt các nhà đầu tư Xiaomi vẫn chỉ là công ty phần cứng, với doanh thu phần cứng chiếm đa số – nên đợt IPO của Xiaomi hồi đầu tháng bảy chỉ huy động 4,7 tỷ USD đưa giá trị công ty ở khoảng 54 tỷ USD.
CEO Xiaomi tuyên bố vẫn chỉ ăn lãi 5% đối với dòng sản phẩm smartphone. Trong khi hơn 70% doanh thu của hãng là từ smartphone, chi phí cho quảng cáo, tiếp thị có xu hướng gia tăng (2017 gần gấp đôi so với 2016), thì việc có lãi là thách thức không nhỏ. Mới đây nhất, Xiaomi công bố lỗ ròng 3 tháng đầu năm hơn 1 tỷ USD.
Minh Hà