Theo CCN, công ty Coinmint đã chi 50 triệu USD để chuyển đổi nhà máy sản xuất nhôm Alcoa ở Masena (Mỹ) thành xưởng đào Bitcoin. Với công suất 435 megawatt trên khuôn viên hơn 536 hectar, đây sẽ là một trong những trung tâm khai thác tiền ảo lớn nhất thế giới.
Xưởng đào Bitcoin tại Mỹ tham vọng lớn nhất thế giới Một phần nhà máy khai thác Bitcoin của Coinmint ở Massena. Video: Prieur Leary.
Coinmint có kế hoạch đầu tư 700 triệu USD cho dự án này, ước tính tạo ra 150 việc làm khi đi vào hoạt động trong một năm tới. Nhà máy sẽ có người làm việc 24 giờ mỗi ngày, liên tục tất cả các ngày trong năm. Đội ngũ bao gồm nhân viên an ninh, kỹ thuật viên công nghệ thông tin, thợ điện, điều hành…
“Có thêm 150 việc làm cho lao động ở đây sẽ thật tốt”, Steve O’Shaughnessy, giám sát thị trấn Massena cho biết. “Chúng tôi sẵn sàng cung cấp bất kỳ hỗ trợ nào có thể cho dự án này”. Nhà máy Alcoa cũ đã đóng cửa vào 2014 nhưng Coinmint đã ký hợp đồng thuê lại trong vòng 10 năm, bất chấp giá Bitcoin giảm.
Các máy đào tiền mã hóa.
“Miễn là mạng lưới Bitcoin tồn tại, chúng tôi dự tính khai thác và thu về lợi nhuận”, Giám đốc công nghệ Coinmint Prieur Leary nói. “Chúng tôi đã phát triển một quy trình để có được lợi thế trên thị trường”. Các chuyên gia cho rằng điện chính là yếu tố quan trọng quyết định đến lợi nhuận khi đào Bitcoin.
“Cộng đồng người dân và nguồn thủy điện là chất xúc tác để chúng tôi chuyển dịch và chọn nơi đây đặt trung tâm khai thác Bitcoin”, đại diện Coinmint cho biết. “Nguồn điện giá rẻ cho phép chúng tôi cạnh tranh khi mà thị trường tiền điện tử ngày càng phát triển”.
Công suất 435 megawatt khi trung tâm khai thác Bitcoin của Coinmint đi vào hoạt động gần bằng một phần tư công suất thiết kế của thủy điện Hòa Bình (1.920 megawatt) và gần bằng một phần năm của thủy điện Sơn La (2.400 megawatt).
DMG Blockchain lắp đặt trạm biến áp 85 megawatt và đường điện riêng cho việc khai thác Bitcoin.
Điện được xem là vấn đề quan trọng nhất với các xưởng đào Bitcoin. Để đủ tải, DMG Blockchain, một công ty khai thác tiền mã hóa tại Canada, đã phải xây dựng trạm biến áp công suất 85 megawatt và làm đường điện cho riêng mình, chi phí ước tính hết hàng triệu USD. Thậm chí, các chủ xưởng Bitcoin ở Trung Quốc còn mua cả trạm thủy điện để phục vụ việc khai thác của mình.
Nga và Trung Quốc được xem là khu vực đào Bitcoin nhiều nhất trên thế giới. Theo CoinInsider, khoảng 600 Bitcoin được đào tại các trang trại ở Moscow mỗi tháng, trong khi con số này ở Đại Liên là 750 Bitcoin. Linthal (Thụy Sĩ), Reykjavik (Iceland) hay Washington (Mỹ) cũng là nơi tập trung các xưởng đào tiền số hàng đầu thế giới.
Vì Bitcoin là hữu hạn nên càng nhiều nhà khai thác tham gia thì số tiền mà mỗi bên thu về lại càng nhỏ do phải chia nhau. Do đó, các xưởng đào Bitcoin liên tục phải cạnh tranh với nhau. Họ thường cập nhật các dòng máy mới có hiệu suất cao, tiêu tốn ít điện năng, tìm nơi có nguồn điện giá rẻ, khí hậu mát mẻ… để tối ưu hóa lợi nhuận.
Bảo Anh
Xưởng đào Bitcoin tại Mỹ tham vọng lớn nhất thế giới Một phần nhà máy khai thác Bitcoin của Coinmint ở Massena. Video: Prieur Leary.
Coinmint có kế hoạch đầu tư 700 triệu USD cho dự án này, ước tính tạo ra 150 việc làm khi đi vào hoạt động trong một năm tới. Nhà máy sẽ có người làm việc 24 giờ mỗi ngày, liên tục tất cả các ngày trong năm. Đội ngũ bao gồm nhân viên an ninh, kỹ thuật viên công nghệ thông tin, thợ điện, điều hành…
“Có thêm 150 việc làm cho lao động ở đây sẽ thật tốt”, Steve O’Shaughnessy, giám sát thị trấn Massena cho biết. “Chúng tôi sẵn sàng cung cấp bất kỳ hỗ trợ nào có thể cho dự án này”. Nhà máy Alcoa cũ đã đóng cửa vào 2014 nhưng Coinmint đã ký hợp đồng thuê lại trong vòng 10 năm, bất chấp giá Bitcoin giảm.
“Miễn là mạng lưới Bitcoin tồn tại, chúng tôi dự tính khai thác và thu về lợi nhuận”, Giám đốc công nghệ Coinmint Prieur Leary nói. “Chúng tôi đã phát triển một quy trình để có được lợi thế trên thị trường”. Các chuyên gia cho rằng điện chính là yếu tố quan trọng quyết định đến lợi nhuận khi đào Bitcoin.
“Cộng đồng người dân và nguồn thủy điện là chất xúc tác để chúng tôi chuyển dịch và chọn nơi đây đặt trung tâm khai thác Bitcoin”, đại diện Coinmint cho biết. “Nguồn điện giá rẻ cho phép chúng tôi cạnh tranh khi mà thị trường tiền điện tử ngày càng phát triển”.
Công suất 435 megawatt khi trung tâm khai thác Bitcoin của Coinmint đi vào hoạt động gần bằng một phần tư công suất thiết kế của thủy điện Hòa Bình (1.920 megawatt) và gần bằng một phần năm của thủy điện Sơn La (2.400 megawatt).
Điện được xem là vấn đề quan trọng nhất với các xưởng đào Bitcoin. Để đủ tải, DMG Blockchain, một công ty khai thác tiền mã hóa tại Canada, đã phải xây dựng trạm biến áp công suất 85 megawatt và làm đường điện cho riêng mình, chi phí ước tính hết hàng triệu USD. Thậm chí, các chủ xưởng Bitcoin ở Trung Quốc còn mua cả trạm thủy điện để phục vụ việc khai thác của mình.
Nga và Trung Quốc được xem là khu vực đào Bitcoin nhiều nhất trên thế giới. Theo CoinInsider, khoảng 600 Bitcoin được đào tại các trang trại ở Moscow mỗi tháng, trong khi con số này ở Đại Liên là 750 Bitcoin. Linthal (Thụy Sĩ), Reykjavik (Iceland) hay Washington (Mỹ) cũng là nơi tập trung các xưởng đào tiền số hàng đầu thế giới.
Vì Bitcoin là hữu hạn nên càng nhiều nhà khai thác tham gia thì số tiền mà mỗi bên thu về lại càng nhỏ do phải chia nhau. Do đó, các xưởng đào Bitcoin liên tục phải cạnh tranh với nhau. Họ thường cập nhật các dòng máy mới có hiệu suất cao, tiêu tốn ít điện năng, tìm nơi có nguồn điện giá rẻ, khí hậu mát mẻ… để tối ưu hóa lợi nhuận.
Bảo Anh