Những cây cột xanh không phải đèn đường cũng không giống bốt quảng cáo xuất hiện ở các ngã ba, ngã tư đường Hà Nội đã khiến không ít người tò mò.
Bắt kịp xu hướng xây dựng đô thị văn minh
Khoảng hơn một năm trở lại đây, tại ngã ba đường Thanh Niên – Trúc Bạch, ngã tư phố Nguyễn Chánh – Hoàng Minh Giám, bùng binh phố Tôn Thất Thuyết – Trần Thái Tông, vỉa hè ngã tư Big C, ngã tư Mễ Trì – Phạm Hùng… xuất hiện những cột lạ. Người dân không khỏi thắc mắc về mục đích của những chiếc cột này.
Tìm hiểu kỹ hơn sẽ được biết đây là những trạm thu phát sóng theo kiểu mới (trạm BTS) không chỉ giúp người dùng truy cập sóng 3G, 4G mạnh hơn, mà còn thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người dân các khu vực lân cận. Trạm BTS này do MobiFone đầu tư xây dựng thí điểm đầu tiên tại Việt Nam.
Khái niệm trạm BTS thân thiện với môi trường hay “trạm BTS xanh” còn khá xa lạ với người dân Thủ đô song đã có từ lâu tại các nước phát triển.
Được hỏi về mô hình này, anh Hoàng Minh Hà (Kỹ sư Công trình) từng có thời gian làm việc tại Nhật Bản chia sẻ: “Các quốc gia quan tâm đến quy hoạch đô thị có quy định xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc phải thiết kế hòa nhập với thiên nhiên và cảnh quan môi trường xung quanh. Các công trình được sử dụng kết hợp với việc cung cấp các dịch vụ công phục vụ dân cư đô thị như gắn biển tra cứu thông tin, bảng thông tin, đèn chiếu sáng đô thị, camera giao thông, wifi… để tiết kiệm nguồn lực. Công trình được đặt tại khu vực công cộng như công viên, đầu mối giao thông,… thuận lợi cho người dân và du khách. Từ đó xây dựng không gian đô thị theo hướng văn minh, hiện đại”.
Ở Việt Nam, tình trạng xây dựng lộn xộn, không quy hoạch các trạm BTS, biển bảng quảng cáo, đèn đường từ lâu đã trở thành vấn đề được lưu tâm. Thực trạng này không chỉ khiến không gian đô thị trở nên xấu xí mà còn ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe của người dân.
Riêng với các công trình viễn thông, chính quyền thành phố Hà Nội khuyến khích nhà mạng đầu tư trạm thu phát sóng “xanh” có thiết kế hòa nhập cảnh quan, có thể dùng chung và tích hợp nhiều loại hình dịch vụ công cộng khác.
MobiFone là nhà mạng đầu tiên hưởng hứng yêu cầu này và tiên phong lắp đặt thí điểm 10 trạm thu phát sóng kiểu mới trên địa bàn thành phố. Những “cây cột lạ” của nhà mạng này có kiểu dáng bắt mắt.
Thân cột BTS có hệ thống giá đỡ treo các biển thông tin để quảng bá tình hình kinh tế – xã hội. Bên dưới có tích hợp bốt du lịch gồm bản đồ địa lý, bản đồ các tuyến xe buýt phục vụ người dân, du khách tra cứu tìm hiểu thông tin. Chân trạm có thể làm bồn hoa, làm đẹp cảnh quan.
Chia sẻ về mô hình mới này, đại diện MobiFone cho biết: “Tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội rất khó để tìm địa điểm đặt trạm BTS truyền thống đảm bảo đủ các yêu cầu: Sóng khỏe, an toàn cho người dân và hài hòa với cảnh quan. Chính vì vậy, chúng tôi nghiên cứu và thử nghiệm mô hình này. Trạm BTS xanh không tiết kiệm chi phí xây dựng nhưng đảm bảo các lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp cũng như cộng đồng. MobiFone muốn góp phần xây dựng đô thị văn minh”.
Người dân hào hứng với công trình viễn thông xanh
Nhiều năm trở lại đây, người dân sống trong các khu phố đông đúc của thủ đô không khỏi lo lắng khi nghe tin các trạm BTS đổ, sóng điện thoại yếu hay địa điểm đặt trạm phát sóng có thể gây ảnh tưởng đến sức khỏe… Nên khi hiểu về ý nghĩa của trạm BTS xanh, nhiều người ủng hộ với mô hình mới này.
Ông Ngọc Hùng (Tây Hồ – Hà Nội) chia sẻ: “Từ khi có cột BTS ở Trúc Bạch, tín hiệu sóng điện thoại của MobiFone mạnh hơn hẳn. Nhà tôi ở ngõ sâu, cả nhà chuyển qua dùng MobiFone để không bị mất tín hiệu khi ở trong phòng kín”.
Phía MobiFone cho biết các trạm BTS này còn cho phép tối đa 3 nhà mạng dùng chung nhằm tiết kiệm chi phí và tránh tình trạng xây dựng, đặt trạm BTS ở khắp nơi. Trong năm 2018, MobiFone đã xây dựng thêm các trạm theo mô hình này ở Đà Nẵng, Nghệ An, Quảng Bình…
Nhà mạng sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông khác để dùng chung và xây dựng thêm các trạm mới.
Từ mục tiêu muốn sóng khỏe hơn, MobiFone đã tìm cách xây dựng các trạm BTS và đưa ra phương án tối ưu nhất không chỉ phục vụ nhu cầu kinh doanh mà còn góp phần cải thiện cảnh quan đô thị, mang lại những giá trị sống cho cộng đồng.
Một chuyên gia viễn thông nhận định: “Các trạm BTS xanh đã giúp chất lượng dịch vụ di động tốt hơn, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, hài hòa với kiến trúc thành phố. MobiFone đã ghi đểm giá trị thương hiệu và khẳng định là nhà mạng quan tâm đến trách nhiệm xã hội”.
Bắt kịp xu hướng xây dựng đô thị văn minh
Khoảng hơn một năm trở lại đây, tại ngã ba đường Thanh Niên – Trúc Bạch, ngã tư phố Nguyễn Chánh – Hoàng Minh Giám, bùng binh phố Tôn Thất Thuyết – Trần Thái Tông, vỉa hè ngã tư Big C, ngã tư Mễ Trì – Phạm Hùng… xuất hiện những cột lạ. Người dân không khỏi thắc mắc về mục đích của những chiếc cột này.
Tìm hiểu kỹ hơn sẽ được biết đây là những trạm thu phát sóng theo kiểu mới (trạm BTS) không chỉ giúp người dùng truy cập sóng 3G, 4G mạnh hơn, mà còn thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe cho người dân các khu vực lân cận. Trạm BTS này do MobiFone đầu tư xây dựng thí điểm đầu tiên tại Việt Nam.
Khái niệm trạm BTS thân thiện với môi trường hay “trạm BTS xanh” còn khá xa lạ với người dân Thủ đô song đã có từ lâu tại các nước phát triển.
Được hỏi về mô hình này, anh Hoàng Minh Hà (Kỹ sư Công trình) từng có thời gian làm việc tại Nhật Bản chia sẻ: “Các quốc gia quan tâm đến quy hoạch đô thị có quy định xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc phải thiết kế hòa nhập với thiên nhiên và cảnh quan môi trường xung quanh. Các công trình được sử dụng kết hợp với việc cung cấp các dịch vụ công phục vụ dân cư đô thị như gắn biển tra cứu thông tin, bảng thông tin, đèn chiếu sáng đô thị, camera giao thông, wifi… để tiết kiệm nguồn lực. Công trình được đặt tại khu vực công cộng như công viên, đầu mối giao thông,… thuận lợi cho người dân và du khách. Từ đó xây dựng không gian đô thị theo hướng văn minh, hiện đại”.
Ở Việt Nam, tình trạng xây dựng lộn xộn, không quy hoạch các trạm BTS, biển bảng quảng cáo, đèn đường từ lâu đã trở thành vấn đề được lưu tâm. Thực trạng này không chỉ khiến không gian đô thị trở nên xấu xí mà còn ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe của người dân.
Riêng với các công trình viễn thông, chính quyền thành phố Hà Nội khuyến khích nhà mạng đầu tư trạm thu phát sóng “xanh” có thiết kế hòa nhập cảnh quan, có thể dùng chung và tích hợp nhiều loại hình dịch vụ công cộng khác.
MobiFone là nhà mạng đầu tiên hưởng hứng yêu cầu này và tiên phong lắp đặt thí điểm 10 trạm thu phát sóng kiểu mới trên địa bàn thành phố. Những “cây cột lạ” của nhà mạng này có kiểu dáng bắt mắt.
Thân cột BTS có hệ thống giá đỡ treo các biển thông tin để quảng bá tình hình kinh tế – xã hội. Bên dưới có tích hợp bốt du lịch gồm bản đồ địa lý, bản đồ các tuyến xe buýt phục vụ người dân, du khách tra cứu tìm hiểu thông tin. Chân trạm có thể làm bồn hoa, làm đẹp cảnh quan.
Chia sẻ về mô hình mới này, đại diện MobiFone cho biết: “Tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội rất khó để tìm địa điểm đặt trạm BTS truyền thống đảm bảo đủ các yêu cầu: Sóng khỏe, an toàn cho người dân và hài hòa với cảnh quan. Chính vì vậy, chúng tôi nghiên cứu và thử nghiệm mô hình này. Trạm BTS xanh không tiết kiệm chi phí xây dựng nhưng đảm bảo các lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp cũng như cộng đồng. MobiFone muốn góp phần xây dựng đô thị văn minh”.
Người dân hào hứng với công trình viễn thông xanh
Nhiều năm trở lại đây, người dân sống trong các khu phố đông đúc của thủ đô không khỏi lo lắng khi nghe tin các trạm BTS đổ, sóng điện thoại yếu hay địa điểm đặt trạm phát sóng có thể gây ảnh tưởng đến sức khỏe… Nên khi hiểu về ý nghĩa của trạm BTS xanh, nhiều người ủng hộ với mô hình mới này.
Ông Ngọc Hùng (Tây Hồ – Hà Nội) chia sẻ: “Từ khi có cột BTS ở Trúc Bạch, tín hiệu sóng điện thoại của MobiFone mạnh hơn hẳn. Nhà tôi ở ngõ sâu, cả nhà chuyển qua dùng MobiFone để không bị mất tín hiệu khi ở trong phòng kín”.
Phía MobiFone cho biết các trạm BTS này còn cho phép tối đa 3 nhà mạng dùng chung nhằm tiết kiệm chi phí và tránh tình trạng xây dựng, đặt trạm BTS ở khắp nơi. Trong năm 2018, MobiFone đã xây dựng thêm các trạm theo mô hình này ở Đà Nẵng, Nghệ An, Quảng Bình…
Nhà mạng sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông khác để dùng chung và xây dựng thêm các trạm mới.
Từ mục tiêu muốn sóng khỏe hơn, MobiFone đã tìm cách xây dựng các trạm BTS và đưa ra phương án tối ưu nhất không chỉ phục vụ nhu cầu kinh doanh mà còn góp phần cải thiện cảnh quan đô thị, mang lại những giá trị sống cho cộng đồng.
Một chuyên gia viễn thông nhận định: “Các trạm BTS xanh đã giúp chất lượng dịch vụ di động tốt hơn, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, hài hòa với kiến trúc thành phố. MobiFone đã ghi đểm giá trị thương hiệu và khẳng định là nhà mạng quan tâm đến trách nhiệm xã hội”.