Hãng xe ô tô huyền thoại Ford đã từng chi đến 400 triệu USD cho dòng Ford Edsel vào năm 1957, nhưng cuối cùng lại bị người tiêu dùng “bơ đẹp” và buộc phải khai tử 3 năm sau đó. Lý do mà họ đưa ra là khách hàng thích những sản phẩm “nhỏ gọn hơn, và quan trọng nhất là giá rẻ hơn”, trong khi đó Ford Edsel lại rơi vào phân khúc dở dang khi chân không chạm ngưỡng phổ thông như Mecury nhưng đầu cũng chẳng với đến thị trường cao cấp như Ford.2. Sony Betamax – năm 1975
Thập niên 70 của thế kỷ 20 là thời điểm nổ ra cuộc chiến dữ dội giữa hai định dạng video Betamax và VHS. Với tư cách là một trong những tên tuổi điện tử hàng đầu tại thời điểm đó, Sony đã trình làng các cỗ máy chiếu phim định dạng Betamax vào năm 1975 và tự tin đối đầu với VHS. Tuy nhiên, mặc dù bị đánh giá là “cửa dưới” nhưng VHS đã nhanh chóng mở rộng thị trường của mình, trở nên phổ biến hơn và áp đảo hoàn toàn đối thủ.3. New Coke – năm 1985
Đầu những năm 80, Coke đã tỏ ra yếu thế hơn hẳn so với đối thủ truyền kiếp Pepsi sau khi chiến dịch quảng cáo “Pepsi Challenge” đã gặp hái được những thành công ngoài mong đợi. Để cải thiện tình trạng này, hãng đã thử tạo ra New Coke – một sản phẩm có vị giống với loại nước giải khát mà đối thủ của mình chuyên sản xuất.Dù New Coke đã vượt qua những bài kiểm định chất lượng trên toàn quốc và chính thức ra mắt vào năm 1985, nhưng vì tình trạng quá “hẻo khách” nên Coke buộc phải từ bỏ dự án này và quay trở về với công thức pha chế cũ của mình. Và đó chính là thời điểm Coca-Cola Classic ra đời.4. Pepsi A.M – năm 1989 và Crystal Pepsi – năm 1992
Cuộc chiến giữa Pepsi và Coke vẫn diễn ra dai dẳng trong nhiều thập kỷ qua với tình trạng “lên voi xuống chó” chuyển đổi luân phiên cho cả 2 hãng. Năm 1989, trong nỗ lực cạnh tranh với đối thủ, Pepsi đã cho ra mắt dòng nước ngọt Pepsi A.M. nhưng lại chỉ thọ đúng 1 năm. Sau đó đến năm 1992, Pepsi vẫn không bỏ cuộc khi trình làng Crystal Pepsi, nhưng cũng chẳng thể cải thiện được tình trạng này và đành phải “bật bãi” 1 năm sau đó.5. Thuốc lá không khói RJ Reynolds – năm 1989
Cuối thập niên 80, RJ Reynolds đã bỏ ra khoản tiền 325 triệu USD để đầu tư cho chiến dịch hút thuốc lá không khói. Tuy nhiên, họ đã nhanh chóng gặp thất bại chỉ sau 4 tháng vì chẳng khách hàng nào thèm ngó ngàng đến.6. Nước uống đóng chai Coors Rocky Mountain – năm 1990
Năm 1990, hãng Adolph Coors đã tiến hành thử nghiệm loại nước giải khát Coors Rocky Mountain vị bia. Tuy nhiên, hãng đã nhanh chóng gặp thất bại khi người tiêu dùng vẫn khoái uống những loại bia thông thường hơn. Nhưng điều này cũng chẳng gây ra nhiều khó khăn cho Coors khi họ vẫn tiếp tục duy trì vị thế một trong những nhà sản xuất bia hàng đầu trên thế giới.7. Máy tính bảng Apple Newton – năm 1993
Apple hiện đang nắm trong tay iPad, dòng máy tính bảng cao cấp và phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Nhưng ít ai biết được “táo khuyết” từng phải nhận thất bại ê chề với sản phẩm tablet Newton ra mắt vào năm 1993.Tạp chí lừng danh Forbes đã đưa ra rất nhiều nguyên nhân cho thất bại này: Mức giá niêm yết dành cho Apple Newton là 700 USD, quá cao ở thời điểm đó; thiết kế quá cồng kềnh với chiều dài 8 inch, chiều rộng 4.5 inch; và hệ thống nhận diện chữ viết tay thì chẳng khác gì trò trẻ con.8. Giao diện Windows Microsoft Bob – năm 1995
Microsoft Bob là dự án được vợ của Bill Gates trực tiếp chỉ đạo với mục đích tạo ra một giao diện thân thiện cho người dùng Windows. Tuy nhiên, Microsoft đã nhanh chóng khai tử dự án này chỉ 1 năm sau đó vì lý do anh chàng Bob đòi hỏi hiệu năng phần cứng quá cao so với mặt bằng chung thời đó.9. Máy chơi game Virtual Boy của Nintendo – năm 1995
Có thể bạn không tin nhưng từ năm 1995, Nintendo đã bắt đầu nghiên cứu công nghệ thực tế ảo (VR) với cỗ máy cực kỳ tham vọng Virtual Boy. Tuy nhiên, kết quả thực tế mà hãng thu về thì thật thảm hại: Chất lượng game tồi tệ với những mảng đồ họa đen đỏ loang lổ, chất lượng hiển thị thấp và gameplay thì lại quá nhạt nhẽo. Dòng máy này chỉ bán ra được chưa đến 1 triệu thiết bị và là dòng sản phẩm tồi tệ nhất trong lịch sử của Nintendo.10. Bánh hamburger Arch Deluxe của McDonald – năm 1996
Năm 1996, McDonald đã đầu tư đến 100 triệu USD cho loại bánh hamburger mới với tên gọi Arch Deluxe nhắm vào nhóm đối tượng khách hàng giàu có. Tuy nhiên, sự non trẻ về mặt kinh nghiệm, cùng với đó là mức cạnh tranh đến từ những tượng đài thời đó như Five Guys hay Shake Shack đã khiến cho dự án của McDonald nhanh chóng thất bại và chìm vào quên lãng.11. Soda Orbitz – năm 1997
Với ngoại hình khá giống một chiếc đèn lave đẹp mắt, Soda Orbitz đã gây được ấn tượng mạnh mẽ với những khách hàng trẻ tuổi. Tuy nhiên, mùi vị quá tệ đã khiến nó nhanh chóng bị tẩy chay chỉ sau 1 năm ra mắt.12. Snack khoai tây Frito-Lay WOW! – Năm 1998
Năm 1998, công ty con của PepsiCo là Frito-Lay phát hành loại snack khoai tây với thương hiệu WOW! hoàn toàn mới nhằm mục đích cung cấp đồ ăn vặt ít béo và tốt cho sức khỏe người dùng. Theo đó, hãng đã sử Olestra để thay cho chất béo thông thường và lập tức trở thành sản phẩm bán chạy nhất năm đó với doanh thu 347 triệu USD.Tuy nhiên, sau 1 thời gian sử dụng, người dùng đã bắt đầu nhận ra một số tác dụng phụ tiêu cực của Olestra như: Tiêu chảy, đau dạ dày, chuột rút. đi tiểu nhiều lần. Năm 2004, trước sức ép dư luận, Frito-Lay đã đổi tên WOW! thành “Light” để có thể tiếp tục sử dụng Olestra.13. Sữa chua Cosmopolitan – năm 1999
Tạp chí Cosmopolitan đã đưa ra một quyết định khá lạ lùng và táo bạo khi ra mắt dòng sữa chua hoàn toàn mới vào năm 1999. Tuy nhiên, dự án của họ lại chẳng thể gây được nhiều chú ý và nhanh chóng chìm vào quên lãng ngay sau đó.14. Máy nghe nhạc Microsoft Zune – năm 2006
Ra mắt năm 2006, Microsoft Zune được kỳ vọng sẽ là đối thủ phá vỡ thế độc tôn của iPod, nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại. Cựu giám đốc Robbie Bach của Microsoft cho biết: “Zune không phải là một thiết bị quá tệ, nhưng cuối cùng nó lại trở thành kẻ chạy theo cái bóng của Apple với chẳng có gì nổi bật để khiến khách hàng phải cân nhắc và bỏ tiền túi ra để sở hữu”.15. Mobile ESPN – 2006
Mobile ESPN được ra mắt vào tháng 1/2006 và được coi là dịch vụ đột phá dành cho các nhà mạng di động tại Mỹ. Về lý thuyết, dịch vụ này sẽ cung cấp những nội dung và video độc quyền của ESPN thông qua kết nối không dây của nhà mạng Verizon. Ý tưởng thì rất hay, nhưng khâu sản xuất phần cứng thì đúng là thảm hại. ESPN chỉ cho ra mắt đúng 1 sản phẩm di động duy nhất với tên gọi Sanyo cùng mức giá “trên trời” 400 USD, khiến chẳng mấy ai thèm nhòm ngó đến.16. HD-DVD – năm 2006
Sau thành công quá vang dội của định dạng DVD, Toshiba đã mạnh dạn đầu tư cho thế hệ hậu bối với tên gọi HD-DVD, ra mắt vào tháng 3/2006. Các thiết bị máy chiếu phim định dạng này cũng nhanh chóng được ra mắt ngay sau đó. Tuy nhiên, sự bùng nổ của Blu-ray đã khiến cho HD-DVD gặp rất nhiều khó khăn và buộc phải “về vườn” sau gần 2 năm ra mắt. Nhiều năm sau đó, Blu-ray vẫn tiếp tục là định dạng video phổ biến và được nhiều người ưa chuộng.17. Joost – năm 2007
Năm 2007, cha đẻ của ứng dụng trò chuyện Skype đã cho ra mắt dự án “The Venice Project” cùng mạng TV peer-to-peer Joost nhằm cải thiện trải nghiệm cũng như cách thức mà người dùng xem video tại thời điểm đó. Tuy nhiên, sự hợp tác giữa những ông lớn như News Corp., NBC và Disney trong dự án đưa những chương trình TV lên Internet đã “đè bẹp” Joost chỉ sau 2 năm ra mắt.18. Google Lively – năm 2008
Google Lively là dự án của Google nhằm mục đích cạnh tranh với “Second Life” – một thế giới ảo với những tương tác, tác vụ chẳng khác gì ngoài đời thực. Tuy nhiên, tác động từ cuộc khủng hoàn tài chính toàn cầu trong năm 2008 đã khiến cho Google Lively nhanh chóng sụp đổ chỉ sau 4 tháng ra mắt.19. JooJoo – năm 2009
Trong kỷ nguyên mà Apple vẫn đang thống trị thị trường tablet thì máy tính bảng JooJoo chẳng khác nào một trò trẻ con, đó là còn chưa kể đến mức giá nực cười 499 USD. Thiết bị này ra mắt vào năm 2009 và cũng nhanh chóng “bật bãi” 1 năm sau đó.20. The Nook – năm 2009
The Nook là một thiết bị chuyên dùng để đọc sách điện tử (e-Book) và được hãng Barnes & Noble ra mắt vào năm 2009. Tuy nhiên, nó đã nhanh chóng nhận thất bại trước Kindle của Amazon khi không thể cạnh tranh được cả về khía cạnh giá cả, cách sử dụng cũng như khả năng đồng bộ dữ liệu.21. Qwikster – năm 2011
Năm 2011, CEO Reed Hastings của Netflix đã công bố dự án tách riêng dịch vụ âm nhạc và cho thuê DVD dưới thương hiệu mới có tên Qwikster. Tuy nhiên, thay đổi này đã vấp phải rất nhiều sự chỉ trích và buộc Netflix phải hủy bỏ dự án chỉ sau 23 ngày.22. HP Touchpad – năm 2011
HP Touchpad từng được kỳ vọng sẽ trở thành đối thủ của iPad, thế nhưng dòng thiết bị này lại chẳng làm nên cơm cháo gì khi chỉ tồn tại vẻn vẹn 49 ngày và bán ra được khoảng 25,000 máy. Mặc dù không phải là một sản phẩm quá tệ nhưng TouchPad lại không gây ra được nhiều khác biệt so với đối thủ đến từ phía Apple.23. Facebook Home – năm 2013
Với giao diện Home, Facebook muốn mang cả nền tảng của mình lên màn hình chính của smartphone mà bạn đang sử dụng. Tuy nhiên, họ đã nhanh chóng gặp thất bại chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng vì người dùng cảm thấy quá phức tạp, cùng với đó là tình trạng ngốn pin khủng khiếp của giao diện này.24. Fire Phone của Amazon – năm 2014
Mặc dù sở hữu khá nhiều tiềm năng đáng chú ý nhưng Fire Phone cũng chỉ có tuổi thọ 1 năm trước sức cạnh tranh quá khủng khiếp của thị trường smartphone ở thời điểm đó. Mặt khác, Amazon cũng vấp phải rất nhiều chỉ trích vì “quảng cáo láo” khi công nghệ nhận diện khuôn mặt 3D trên dòng sản phẩm này không hoạt động tốt như kỳ vọng.25. Samsung Galaxy Note 7 – năm 2016
Note 7 từng được kỳ vọng sẽ là một trong những smartphone cao cấp nhất trong năm 2016, nhưng sự cố cháy nổ pin đáng tiếc đã buộc Samsung phải thu hồi lại rất nhiều thiết bị trên phạm vi toàn cầu và trải qua cuộc sóng gió lớn nhất trong lịch sử của hãng. Rất may là hiện tại, nhà sản xuất Hàn Quốc đã trở lại mạnh mẽ với Galaxy Note 8 với rất nhiều cải tiến đáng chú ý và được nhiều người tiêu dùng đón nhận tích cực.Theo BusinessInsider