Trang chủ Tin Tức 34 tập đoàn công nghệ toàn cầu ký kết hiệp định an...

34 tập đoàn công nghệ toàn cầu ký kết hiệp định an ninh mạng

853
Bên cạnh đó, các công ty này cũng đồng ý hợp tác xây dựng hệ thống phòng thủ mạnh mẽ hơn và bảo vệ các sản phẩm của họ tránh khỏi tình trạng bị giả mạo.

Hiệp định này bắt nguồn từ ý tưởng xây dựng Công ước số Geneva do Microsoft đề xuất tại Hội nghị An ninh mạng RSA năm 2017.
Trong thông cáo chính thức, Chủ tịch Microsoft Brad Smith cho biết: “Chúng tôi kêu gọi ngành công nghệ cao thành lập một tổ chức quốc tế với mục tiêu dài hạn và tuân thủ luật pháp quốc tế để bảo vệ người dùng trước các cuộc tấn công an ninh mạng”.
Các chuyên gia dự đoán, các cuộc tấn công mạng đối với doanh nghiệp và tổ chức gây thiệt hại khoảng 8.000 tỷ USD vào năm 2022.
Bên cạnh Microsoft và Facebook, 32 công ty khác đã ký kết hiệp định gồm Cisco, HP, Oracle, Nokia và các công ty bảo mật như Symantec và Trend Micro. Tuy vậy, các tập đoàn lớn như Amazon, Apple, Alphabet (Google) chưa tham gia hiệp định này.
Trước đó, Microsoft đã kêu gọi cách tiếp cận thống nhất để bảo vệ người dùng hồi năm 2017. Động thái này được đưa ra chỉ vài tháng trước khi diễn ra hai vụ tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn cầu.
Tháng 5-2017, mã độc tống tiền WannaCry đã tấn công hơn 300.000 máy tính tại 150 quốc gia, trong đó có 48 cơ sở y tế của Anh và gây tổng thiệt hại gần 4 tỷ USD trên toàn cầu. Microsoft và các tập đoàn phải liên tục phát hành các bản cập nhật trên hệ điều hành Windows để vá lỗi và hỗ trợ người dùng.
Tháng 6-2017, hàng loạt doanh nghiệp tại Ukraine báo cáo đã bị một loại mã độc có tên NotPetya tấn công. Sau khi lây nhiễm, mã độc khóa các dữ liệu trong máy tính và yêu cầu người dùng trả 300 USD để khôi phục dữ liệu. Hệ thống máy tính của 14 quốc gia như Anh, Ukraine, Ấn Độ và các doanh nghiệp lớn như tập đoàn dầu khí của Nga Rosneft, hãng vận tải biển Đan Mạch Maersk và tập đoàn quảng cáo của Anh WPP đã bị mã độc này tấn công gây thiệt hại gần 1 tỷ USD.

Trong thông cáo, Giám đốc chiến lược của Github, ông Julio Avalos cũng cho rằng “Nhu cầu bảo vệ an ninh mạng ngày càng trở nên cấp bách vì những lỗ hổng cơ bản trong cơ sở hạ tầng đã được phát hiện. Hiệp định Công nghệ An ninh mạng có thể xem là một bước tiến quan trọng cho ngành công nghệ cao trong việc tìm giải pháp giảm nhẹ các cuộc tấn công mạng hoặc phát tán mã độc trong tương lai.”

VietBao.vn