Trang chủ Tin Tức 4 bước đơn giản để ‘biến mất’ trên Internet

4 bước đơn giản để ‘biến mất’ trên Internet

675

Nhưng một khi thế giới ảo đó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, điển hình là bê bối lộ thông tin 87 triệu người dùng của Facebook, người dùng bắt đầu quan tâm tới việc có bao nhiêu thông tin cá nhân trên mạng xã hội.
Vụ bê bối này chỉ là một ví dụ cho những rủi ro về quyền riêng tư đi kèm với việc sử dụng Internet. Là một người có hàng tá tài khoản trực tuyến, bạn bắt buộc phải tự kiểm soát sự hiện diện trên mạng của mình.
Xóa thông tin cá nhân và che dấu hành vi trên Internet là một trong những cách kiểm soát tối đa dữ liệu cá nhân.
1. Tìm kiếm chính mình
Bước đầu tiên là nhìn nhận Internet sở hữu bao nhiêu dữ liệu cá nhân của bạn bằng việc bắt đầu tìm kiếm chính mình trên Google. Người dùng có thể tìm theo họ tên. Nếu trùng với tên người nổi tiếng bạn nên thêm vào địa chỉ, nick name, tên công ty, chức vụ…
Ngoài ra chủ động tìm kiếm số điện thoại, email, tên đăng nhập cũng cung cấp cho bạn nhiều thông tin về chính mình trên Internet.
Việc tìm kiếm này giúp người dùng nắm được tầm quan trọng của thông tin công khai và lên danh sách những nơi từng xuất hiện để có hành động cụ thể.
Lưu ý, nên mở thẻ ẩn danh trước khi tìm kiếm để cho kết quả trung lập nhất. Bởi công cụ tìm kiếm Google sẽ sử dụng IP, lịch sử duyệt web của chính bạn để đưa ra kết quả tìm kiếm phù hợp, việc này không đảm bảo tính khách quan như cách người khác tìm kiếm bạn.
2. Xóa tài khoản mạng xã hội
Bước quan trọng nhất là xóa tài khoản mạng xã hội. Hồ sơ cá nhân trên các trang web như Facebook, Twitter, Instagram và YouTube thường chứa rất nhiều thông tin về bạn. Cho nên hãy xóa thay vì khóa tài khoản.
Theo Security Baron, chuyên trang bảo mật tại Mỹ, Facebook cung cấp hai tùy chọn: xóa tài khoản và hủy kích hoạt. Việc “hủy kích hoạt” chỉ giúp tài khoản của bạn tạm ngừng hoạt động. Trong khi “xóa tài khoản” sẽ giúp thanh tẩy toàn bộ thông tin của bạn khỏi nền tảng này, miễn là trong hai tuần bạn không đăng nhập lại.
Các trang web như Twitter, LinkedIn và Instagram cũng có quy trình tương tự Facebook trong việc xóa tài khoản.
Tuy nhiên việc làm này chỉ có tác dụng bảo vệ bạn tại thời điểm tài khoản được xóa. Các dữ liệu trước đây rất có thể đã bị thu thập bởi một bên thứ ba. Điều này Facebook hoàn toàn không thể lấy lại giúp bạn.
Nếu bắt buộc phải sử dụng mạng xã hội trong công việc hàng ngày, bạn có thể tạo tài khoản và khai báo thông tin giả nếu không muốn người khác biết chính xác bạn là ai.
3. Liên hệ với quản trị viên website
Nếu từng viết blog, tham gia diễn đàn, trang rao vặt hay đăng tải những thông tin lên các trang web, bạn cần liên hệ với quản trị viên để yêu cầu họ xóa những thông tin mà bạn không tự xóa được. Trong hầu hết trường hợp, các quản trị viên sẽ hỗ trợ bạn làm việc này.
4. Xóa chính bạn khỏi các trang web thu thập dữ liệu
Có rất nhiều công ty trên Internet thu thập thông tin của bạn và bán cho các nhà quảng cáo hoặc các bên quan tâm khác ví dụ như Spokeo, PeopleFinder, Whitepages.com…
Mặc dù bạn có thể truy cập từng trang web và xóa thông tin nhưng công việc này ngốn khá nhiều thời gian. Mỗi trang web đều có những chính sách riêng. Một số yêu cầu bạn fax các giấy tờ thủ tục hoặc gọi điện thoại trực tiếp mới giải quyết.
“Tuy nhiên có một cách dễ dàng hơn là sử dụng các dịch vụ như DeleteMe của Abine.com. Với 130 USD một năm, dịch vụ này sẽ truy cập các trang có thông tin cá nhân của bạn và yêu cầu xóa hết tất cả. Thậm chí vài tháng nó sẽ kiểm tra một lần xem thông tin của bạn có bị cập nhật lại các trang trên hay không”, Eric Franklin, phóng viên công nghệ CNET chia sẻ.
Không thể xóa toàn bộ
Sau bê bối Cambridge Anlytica của Facebook và các vụ xâm phạm thông tin cá nhân trên Internet khiến nhiều người cảm thấy Internet quá nguy hiểm.
Tuy nhiên với tư cách cá nhân, bạn có rất ít quyền kiểm soát dữ liệu của chính mình, không thể xóa toàn bộ lịch sử hoặc sự hiện diện của bạn khỏi internet. Thế nhưng bạn chắc chắn có thể thực hiện một số bước trên để hạn chế số lượng thông tin mà người khác có thể tìm và sử dụng.