Trang chủ Tin Tức 5 máy bay tiêm kích mạnh nhất trong chiến tranh Việt Nam

5 máy bay tiêm kích mạnh nhất trong chiến tranh Việt Nam

1039
Trong rất nhiều các khí tài hiện đại nhất đã được đưa vào tham chiến tại cuộc chiến tranh Việt Nam, không thể không kể đến những con chim sắt thống lĩnh bầu trời.
1. Mig-19 Farmer
Mig 19 là máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ hai của Liên Xô. Nó là máy bay đầu tiên của Liên Xô có khả năng bay với vận tốc siêu âm trên độ cao lớn. Máy bay này dài 12.5 m, sải cánh 9.2 m, trang bị hai động cơ phản lực có thùng nhiên liệu phụ Tumansky RD-9B cho phép máy bay đạt vận tốc tối đa 1.455 km/h và trần bay 17.500 m.
Tiêm kích Mig-19 Farmer (Ảnh: Flickr)
MiG-19 được đưa vào Việt Nam theo đường viện trợ từ Trung Quốc. Với 3 khẩu pháo 30 mm NR-30 và 4 giá gắn rocket. Mig 19 là đối thủ đáng gờm của những chiếc F-4 Phantom II và F-105 Thunderchief của Hoa Kỳ.
Trong trận đánh đầu tiên vào ngày 8 tháng 5 năm 1972, 4 chiếc MiG-19 của quân Bắc Việt đã bắn hạ 2 chiếc F-4 của Không quân Mỹ mà không phải chịu tổn thất nào.
2. F-4 Phantom
Tiêm kích F-4 Phantom II kết hợp ném bom có chiều dài 19,20 m và cao 5 m. Tốc độ tối đa 2.370 km/h. Trọng lượng chưa tải là 18.825 kg. Phạm vi hoạt động 2.600 km. Độ cao tối đa 18.300 m. F-4 Phantom II được trang bị M61 cỡ nòng 20 mm , 8.480 kg bom gắn trên 9 điểm đính kèm và 4 tên lửa AIM-7 Sparrow, 4 tên lửa AIM-9 Sidewinder.
Một chiếc F-4 Phantom của không quân Mỹ (Ảnh: Wikipedia)
Trong chiến tranh Việt Nam, F-4 Phantom II được sử dụng rộng rãi, có mặt tại tất cả các căn cứ không quân từ năm 1960 với nhiệm vụ bảo vệ tàu chiến và hộ tống máy bay B 52. Trong suốt cuộc chiến, không quân Mỹ mất hàng trăm chiếc F-4/RF-4 do bị đánh chặn bởi tiêm kích, tên lửa đất đối không và pháo phòng không của quân miền Bắc.
3. F-5 Tiger
F-5 là máy bay tiêm kích siêu âm hạng nhẹ hai động cơ do hãng Northrop tại Hoa Kỳ thiết kế và chế tạo bắt đầu vào thập kỷ 1960. Máy bay dài 14.5 m, sải cánh 8.13 m, trang bị hai động cơ phản lực General Electric J85-GE-21B cho phép máy bay đạt vận tốc tối đa 1.700 km/h và trần bay 15.800 m.
Những máy bay này đã tham gia chiến đấu tại các nhiệm vụ trong Chiến tranh Việt Nam từ khoảng năm 1966, biên chế vào Không đoàn Tiêm kích Chiến thuật số 3. Trong suốt cuộc chiến nó đã có khoảng 3.500 lần xuất kích từ sân bay Biên Hòa, miền Nam Việt Nam.
Máy bay tiêm kích F-5E Tiger II (Ảnh: Giaothong)
Các chuyên gia Liên Xô qua nghiên cứu thử nghiệm đánh giá rằng, trong cận chiến, đánh quần đảo, F-5E giành được nhiều chiến thắng (trước MiG-21) bởi sự cơ động dễ dàng của một máy bay nhỏ nhẹ, được thiết kế khí động tốt, hệ thống điều khiển và ngắm bắn hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt khi phải quần lộn với gia tốc lớn. MiG-21 không thể theo kịp F-5E trong điều kiện như vậy.
Một sự kiện gắn liền với tên tuổi của những chiếc F-5 trong chiến tranh Việt Nam là khi phi công Nguyễn Thành Trung, một điệp viên của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, thực hiện đảo ngũ, đã lái một chiếc F-5E ném bom Dinh Độc Lập vào ngày 8 tháng 4 năm 1975.
4. F-105 Thunderchief
F-105 Thunderchief (thần Sấm) là máy bay tiêm kích và ném bom có chiều dài 21,21m. Cao 6,15 m. Trọng lượng chưa tải là 24.495 kg. Tốc độ tối đa 2.382 km/h. Phạm vi hoạt động 3.846 km. Độ cao cho phép 15.850 m. F-105 Thunderchief có một hoặc 2 phi công điều khiển tùy theo nhiệm vụ, được trang bị súng M61 Vulcan 20 mm, 3.629 kg bom trong bụng máy bay và khoảng 2.722 kg bom bên ngoài máy bay.
Một phi đội F-105 trong chiến tranh Việt Nam (Ảnh: Pinterest)
Thần sấm F-105 được sử dụng chủ yếu với nhiệm vụ đánh phá miền Bắc Việt Nam, tấn công các trận địa phòng không của đối phương. F-105 trở thành máy bay tinh túy nhát của không quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam khi có mang được số lượng bom gấp đôi F-100 và bay nhanh hơn. Để phù hợp với chiến trường Việt Nam, F-105 được sơn ngụy trang màu lá cây và thường đi song hành với pháo đài bay B-52.
5. Mig 21 Fishbed
Trước sức mạnh đánh phá áp đảo của không quân Mỹ, hơn 500 chiếc Mig 21 đã được Liên Xô và Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam từ năm 1966 và được không quân miền Bắc gọi với cái tên “én bạc”.
Mig-21 là một trong những đối thủ mạnh nhất của các phi cơ Mỹ (Ảnh: Sputnik)
Phiên bản được cung cấp cho Việt Nam được định danh MiG-21PFL – mẫu hiện đại nhất lúc bấy giờ trang bị động cơ R11F2-300, radar RP-21 và mang được 2 tên lửa không đối không RS-2US dẫn đường radar hoặc K-13 hồng ngoại và nhanh chóng tạo tiếng vang trong các cuộc không chiến.
Trong suôt thời gian tham chiến tại Việt Nam, MiG-21 được điều khiển bởi các phi công Việt Nam được tuyên bố đã bắn hạ 128 máy bay các loại của Mỹ, trong khi phía Mỹ tuyên bố có 96 chiếc MiG-21 bị máy bay Mỹ bắn rơi.
Video:

Hoài Anh
Có thể bạn quan tâm: