Trang chủ Tin Tức 5G có thể khiến điện thoại trở nên ‘xấu xí’ như thập...

5G có thể khiến điện thoại trở nên ‘xấu xí’ như thập niên 80

688

Công nghệ 5G được cho là sẽ tích hợp trên smartphone kể từ 2019.
Tưởng như mọi chuyện sẽ đơn giản giống như một “bài toán lũy thừa” – khi mà smartphone ngày càng có có bộ xử lý mạnh hơn, camera chụp đẹp hơn, màn hình lớn hơn, và 5G giúp triển khai mạng dịch vụ nhanh hơn. Tuy nhiên vấn đề trên thực tế có thể sẽ rắc rối hơn rất nhiều.
Theo một báo cáo mới đây từ Lightrending, công nghệ 5G sẽ dựa vào phổ tần số cao hơn nhiều so với các mạng di động hiện tại của chúng ta. Điều này cho phép khối lượng dữ liệu tính bằng gigabit được chuyển tải với tốc độ nhanh hơn, mạnh hơn, nhưng lại có khoảng cách gần hơn đáng kể.
Đặc biệt, dải sóng ở tần số cao không xuyên qua các vật thể, vỏ bọc, cơ thể người… tốt như so với công nghệ được sử dụng trên hầu hết smartphone hiện nay. Theo đó, nếu như công nghệ 5G được sử dụng trên smartphone và chúng ta vô tình đặt ngón tay lên đúng vị trí của ăng-ten sóng, thì tín hiệu sẽ bị suy giảm đáng kể, hoặc thậm chí là mất hoàn toàn.
Điều này khiến các nhà sản xuất smartphone nếu muốn ứng dụng 5G này một cách hiệu quả, sẽ buộc phải thay đổi vị trí của phần ăng-ten sóng nhằm thu phát tốt hơn, và cũng hạn chế việc cầm/nắm vào đúng vị trí này.
Hệ quả là smartphone trong những năm đầu tiên của thời đại 5G có thể sẽ trở lại thiết kế của những chiếc điện thoại di động hồi thập niên 70-80 với phần ăng-ten được nhô cao.
Chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới với dải ăng-ten “râu”, được phát minh bởi kỹ sư Martin Cooper.
Nói về dải ăng-ten này, chúng ta ắt hẳn chưa thể quên chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới được Martin Cooper – kỹ sư trưởng của Motorola, giới thiệu vào ngày 3/4/1973.
Lúc bấy giờ, nó có kích thước chiều dài 228mm, chiều rộng 127mm và dày tới 44mm, nặng 1,1kg. Bên cạnh đó còn có dải ăng-ten “râu” rất dài, gần 15cm làm nhiệm vụ thu phát sóng ở dải tần số 150 kHz (hay còn gọi là 1G).
Tất nhiên, việc quay trở lại thiết kế này sẽ giống như một “thảm họa” với không chỉ người dùng mà còn đối với các nhà sản xuất, khi họ không muốn thiết bị của mình trở nên xấu xí, nhưng lại chẳng thể “khoanh tay đứng nhìn” khi tích hợp một tính năng mà 90% khách hàng không thể sử dụng hiệu quả.
Nguyễn Nguyễn