Vào những tháng hè bận rộn như hiện nay, nhà máy này phải hoạt động hết công suất để kịp thời đáp ứng sự kiện ra mắt iPhone mới vào mùa thu. Trung bình, có đến 500.000 chiếc điện thoại được sản xuất mỗi ngày, tức là khoảng 350 chiếc/phút. Chính vì thế, khu nhà máy này đã được mệnh danh là Thành phố iPhone với một xã hội thu nhỏ của riêng mình. Khu nhà máy Science Park nằm tại ngoại ô thành phố Trịnh Châu, Trung Quốc. Đây là nơi sinh sống và làm việc của 350.000 trong tổng số 1.3 triệu nhân công bản địa của Foxconn. Vì đã từng xảy ra một số vụ tai nạn lao động ngoài ý muốn nên an ninh tại Science Park hiện nay luôn được đẩy lên mức độ cao nhất, thậm chí còn nghiêm ngặt hơn các khu quân đội. Với khuôn viên có bán kính hơn 3.5 km cùng nhiều khu nhà khác nhau, Science Park cũng giống như những khuôn viên nhà máy điển hình khác. Từng là một cánh đồng lúa và ngô rộng lớn, Science Park giờ đây đã hoàn toàn lột xác với hệ thống cây cối đa dạng cùng các trạm an ninh được thiết lập ở mọi nơi. Sau khi mua lại khu đất này vào năm 2010 với mức giá 600 triệu USD, chính phủ Trung Quốc còn trợ giúp trong quá trình chiêu mộ, đào tạo nhân công và tạo điều kiện ăn ở cho họ trong mua sản xuất iPhone cao điểm. Ca làm việc sẽ bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng và kết thúc vào 5 giờ chiều (8 – 10 giờ đêm nếu tăng ca). Một số nhân công có điều kiện sẽ sử dụng xe máy để di chuyển từ nhà đến khuôn viên, nhưng phần đông thường đi bộ từ ký túc xác sang khu sản xuất hoặc đi xe bus nếu họ sống ở quá xa. Nhiệm vụ chính của các nhân công tại Science Park là 1 quy trình gồm 400 bước để sản xuất iPhone, gọi là FATP: Final Assemble (khâu lắp ráp cuối cunfng) – Testing (thử nghiệm) – Packaging (đóng gói). Mỗi nhân công lại có nhiệm vụ cụ thể khác nhau như đánh bóng màn hình hay hàn linh kiện. Khu nhà máy này có hẳn một đại lộ rộng lớn dành riêng cho các xe bus đưa đón nhân công di chuyển cũng như hệ thống xe tải vận chuyển hàng hóa. Độ tuổi trung bình của nhân công tại đây là từ 18 – 25 tuổi, nhưng vẫn có những trường hợp thực tập sinh mới 16 đã được trải nghiệm cơ hội làm việc trong môi trường này. Trong đó, tỉ lệ nhân công nam – nữ khá cân bằng nhau và đa số đều là người dân tỉnh Trịnh Châu hoặc Hà Nam, Trung Quốc. Ngay phía bên ngoài cổng Science Park là một khu nhà hàng bình dân dành cho những nhân công không muốn ăn tại căng-tin nhà máy. Đa số các chủ nhà hàng tại đây đều là cựu nhân viên Foxconn hoặc người dân tại các ngôi làng gần đó. Một góc chụp khác tại khu nhà hàng bình dân, thường quá tải vào mùa hè – mùa sản xuất iPhone cao điểm. Một món ăn bình dân của vợ chồng chị Lưu tại nhà hàng riêng cách tỉnh Trịnh Châu khoảng 1 giờ lái xe. Chị cho biết: “Chúng tôi không phục vụ những món quá đặc biệt mà chỉ cần giúp các công nhân nhà máy no bụng với mức giá rẻ nhất là được”. Chị Lưu cũng chia sẻ công việc kinh doanh nhà hàng bình dân này thậm chí còn vất vả hơn cả những nhân công làm việc trong khu nhà máy của Foxconn: “Chúng tôi thường phải dậy rất sớm và ngủ muộn để có thể phục vụ cho những công nhân làm việc ca sáng và ca đêm”. Mặt khác, chị cũng tiết lộ năm nay nhà máy của Foxconn có vẻ không bận rộn như những năm trước. Mặc dù hơn một nửa số nhà hàng tại đây đã đóng cửa, mức độ cạnh tranh cũng giảm đi ít nhiều nhưng gia đình chị vẫn không cảm thấy tình hình kinh doanh không được thuận lợi như 4 năm trước đây. Không chỉ có những công nhân đang làm việc trong nhà máy mà ngay cả những ứng viên đang muốn tìm kiếm một công việc ổn định cũng thường xuyên có mặt tại đây từ rất sớm. Đội ngũ nhân công làm việc trong nhà máy sản xuất sẽ mặc đồng phục màu xanh dương để phân biệt với nhân viên của những mảng khác. Foxconn cho biết mức lượng trung bình tại Science Park rơi vào khoảng 300 USD/tháng. Nhiều công nhân muốn nâng mức lương của mình lên 676 USD/tháng có thể làm thêm ngoài giờ và đảm bảo 60 giờ làm việc/tuần. Tình trạng này không hề hiếm, đặc biệt là trong giai đoạn cao điểm. Hình ảnh khu nhà máy sau khi tan ca vào lúc 5 giờ chiều. Vì hiện tại vẫn chưa phải mùa sản xuất cao điểm nên không có quá nhiều người xin tăng ca và khu vực cổng chính có rất nhiều người cũng như phương tiện qua lại. Cách đó không xa là khu vực kí túc xá, mỗi tòa nhà có khoảng 10 – 12 tầng cùng hàng chục căn hộ tiện nghi. Dưới tầng 1 là khu vực tạp hóa để phục vụ công nhân với đầy đủ đồ dùng, thức ăn hay thậm chí còn có khu vực rạp phim, mát-xa để đáp ứng nhu cầu giải trí. Chính quyền tại tỉnh Trịnh Châu đã chi 1 tỉ USD để hỗ trợ xây dựng khu kí túc này. Hiện tại, đã có khoảng hàng trăm ngàn công nhân sống tại đây mặc dù vẫn còn rất nhiều khu vực chưa được hoàn thiện. Mỗi phòng kí túc có sức chứa khoảng 8 người với mức giá thuê là 25 USD/tháng. Chi phí dành cho dịch vụ Internet là khoảng 3 USD/tháng. Nhưng vì các công nhân làm việc theo ca khác nhau nên rất ít khi kí túc xá trở nên quá đông đúc. Đa số công nhân ăn sáng và ăn tối tại các nhà hàng gần kí túc hoặc ở bên ngoài cổng nhà máy và ăn trưa bên trong căng-tin. Mức giá trung bình cho mỗi món ăn là 1 USD vào dao động từ 1.30 USD – 3.15 USD tùy theo khẩu phần của mỗi người. Hình ảnh khu cửa hàng bên trong Science Park vào lúc 3 giờ chiều. Đa số các chủ sở hữu đều ngủ trong ô tô của mình để chờ đến giờ tan tầm sẽ mở cửa phục vụ công nhân. Chỉ vài giờ sau đó, khu vực này đã bắt đầu đông đúc khách hàng – chính là những công nhân đã tan ca trở về. Tại đây, họ có thể mua rất nhiều vật dụng cần thiết, từ trang phục cho đến phụ kiện điện thoại. Nông dân tại các ngôi làng lân cận cũng đến khu ký túc xá để bán rau quả mà họ trồng được. Giống như những khu vực khác, các cửa hàng này chỉ thực sự đông khách trong khoảng thời gian từ tháng 6 – tháng 8. Vào những thời điểm khác, nhiều người thậm chí còn không thể trụ lại nổi và buộc phải đóng cửa cơ sở kinh doanh của mình. Sau khi tan làm, các công nhân thường cùng gia đình và bạn bè ăn uống và giải trí tại những nhà hàng trong khu vực này. Đây chính là không gian giải trí đơn giản mà hữu ích với họ sau những giờ làm việc căng thẳng. Nhiều nhân công nhận định khâu sản xuất là vất vả nhất vì phải liên tục làm đi làm lại một công việc trong suốt 10 – 12 tiếng. Trong rất nhiều cuộc phỏng vấn trước đây, Foxconn đã khẳng định Science Park là khu nhà máy hiện đại và an toàn hơn rất nhiều so với đai đa số các nhà máy khác tại Trung Quốc. Theo BusinessInsider Tình trạng nhân viên “cụng đầu” vào cửa kính trong suốt tại Apple Park nghiêm trọng đến mức cần tới sự can thiệp của 911