Những thông tin bao gồm gồm tên tuổi, địa chỉ,…có thể khai báo trước các cơ quan chức năng thông qua công nghệ NFC và RFID. Nhưng tất nhiên, mọi thông tin cá nhân chỉ được khai thác khi có sự cho phép của công dân. Điều đó cũng đồng nghĩa, quy trình cấp phép thông tin sẽ được thực hiện sau khi công dân sử dụng các biện pháp bảo mật như Face ID, mật khẩu hoặc vân tay.
Bằng sáng chế mô tả, iPhone sẽ sử dụng một con chip bảo mật giúp lưu trữ toàn bộ dữ liệu cá nhân của người dùng. Điện thoại sẽ sử dụng kết nối RFID hoặc NFC để thu thập thông tin xác thực từ tài liệu nhận dạng do cơ quan chức năng cấp, ví dụ như giấy phép lái xe. Sau khi được chấp thuận, tất cả dữ liệu đó sẽ được lưu trữ trong chip và từ đó trở thành cơ sở xác thực danh tính cho bạn.
Cơ chế này khá giống với cách iPhone tiếp nhận và lưu trữ vân tay nên bạn không cần quá lo về việc dữ liệu cá nhân có thể bị gửi về máy chủ của Apple.
Giống với nhiều dự án tham vọng khác, đây vẫn là một công nghệ tiềm năng đang trong giai đoạn lên ý tưởng và cấp phép bằng sáng chế. Apple sẽ còn rất nhiều việc phải làm, đặc biệt với cơ quan chức năng của các nước nếu muốn phổ cập hóa “hộ chiếu điện tử” trên iPhone trong tương lai.
Nếu được áp dụng trên quy mô toàn cầu, đây sẽ là một giải pháp hiệu quả giúp giảm thời gian xử lý các thủ tục xuất nhập cảnh, nhập khẩu hàng hóa,…Ngoài ra, các công ty tư nhân cũng có thể áp dụng hình thức này để xác thực danh tính nhân viên.
Tiến Thanh