Tại sự kiện WWDC ngày 5/6, Phó chủ tịch Apple Craig Federighi, nâng cuộc chiến giữa họ và mạng xã hội lớn nhất thế giới lên một tầm cao mới. Ông tuyên bố trên phiên bản mới của MacOS, Apple sẽ chặn các nhà quảng cáo theo dõi người dùng thông qua các tương tác như nút Like.
“Tất cả những thứ liên quan đến Facebook mà chúng ta thấy, như phím thích, chia sẻ hay bình luận hóa ra là công cụ được sử dụng để theo dõi, dù bạn nhấp vào chúng hay không”, Federighi nói.
Theo Mashable, Facebook tạm thời chưa bị ảnh hưởng nhiều từ quyết định trên. Biện pháp của Apple, có tên Intelligent Tracking Prevention (Phòng chống theo dõi thông minh) chỉ tồn tại trên trình duyệt Safari, có mặt trên vỏn vẹn 13,8% thị phần máy tính toàn cầu. Safari rất thịnh hành trên thiết bị di động với 51,7% thị phần nhờ sự phổ biến của iPhone, và khi nào Apple đưa Intelligent Tracking Prevention lên iOS, Facebook mới cần lo lắng.
Tuy vậy, tuyên bố của Apple vẫn khiến Facebook khó chịu. Giám đốc an ninh Alex Stamos của Facebook lập tức mỉa mai trên Twitter rằng không rõ hành động trên là để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, hay chỉ là nỗ lực chứng tỏ sự đức hạnh.
Apple nhiều lần công khai chỉ trích Facebook. Ảnh: Reuters
Không chỉ tuần này, CEO của Facebook và Apple là Mark Zuckerberg và Tim Cook cũng đã vài lần đấu khẩu về bảo mật thông tin.
Năm 2014, khi nói về việc thu thập dữ liệu và quyền riêng tư, người đứng đầu Apple nói: “Khi một dịch vụ trực tuyến miễn phí, bạn không phải khách hàng. Bạn là sản phẩm”.
Mark Zuckerberg lập tức đáp trả: “Có một điều tôi cảm thấy khó chịu, là ngày càng nhiều người cho rằng mô hình kinh doanh tận dụng quảng cáo là không hợp nhất với lợi ích khách hàng. Tôi nghĩ đó là khái niệm lố bịch. Bạn đang trả tiền cho Apple là hợp nhất lợi ích với họ ư? Không đâu, vì nếu điều đó xảy ra, sản phẩm của họ đã rẻ hơn rất nhiều rồi”.
Từ đó, hiếm khi cả hai có sự hợp tác. Năm ngoái, Apple không còn tích hợp sẵn Facebook trên iOS.
Ngày 29/3, khi Recode hỏi ông sẽ làm gì nếu là Mark Zuckerberg của Facebook, Tim Cook lập tức nói: “Tôi không làm gì cả. Tôi sẽ không bị rơi vào tình huống đó”. Ông nhấn mạnh họ thừa sức kiếm bộn tiền nếu thu thập và khai vào dữ liệu người dùng, nhưng họ không làm điều đó vì tôn trọng quyền riêng tư của khách hàng.
Vài ngày sau, Cook tiếp tục lên tiếng rằng việc để rò rỉ thông tin người dùng của Facebook là điều “tồi tệ” và cần có quy định hoàn thiện hơn để bảo vệ người dùng.
Trong khi đó, Zuckerberg phản bác rằng “nhiều công ty làm việc chăm chỉ để thu phí của bạn nhiều hơn và có những công ty làm việc chăm chỉ để thu phí của bạn ít hơn”. Facebook chọn cách thứ hai và nỗ lực cung cấp cho người dùng một dịch vụ miễn phí.
Với công cụ chặn theo dõi trên Safari tuần này, Apple không chỉ nói suông mà chuyển qua hành động. Họ hiểu rằng Facebook cần Apple nhiều hơn Apple cần Facebook. Thiếu phần cứng, Facebook không tồn tại, nhưng đối với Apple, Facebook chỉ đơn thuần là một ứng dụng. Còn vô số ứng dụng khác thu hút người dùng iPhone.
Minh Minh
“Tất cả những thứ liên quan đến Facebook mà chúng ta thấy, như phím thích, chia sẻ hay bình luận hóa ra là công cụ được sử dụng để theo dõi, dù bạn nhấp vào chúng hay không”, Federighi nói.
Theo Mashable, Facebook tạm thời chưa bị ảnh hưởng nhiều từ quyết định trên. Biện pháp của Apple, có tên Intelligent Tracking Prevention (Phòng chống theo dõi thông minh) chỉ tồn tại trên trình duyệt Safari, có mặt trên vỏn vẹn 13,8% thị phần máy tính toàn cầu. Safari rất thịnh hành trên thiết bị di động với 51,7% thị phần nhờ sự phổ biến của iPhone, và khi nào Apple đưa Intelligent Tracking Prevention lên iOS, Facebook mới cần lo lắng.
Tuy vậy, tuyên bố của Apple vẫn khiến Facebook khó chịu. Giám đốc an ninh Alex Stamos của Facebook lập tức mỉa mai trên Twitter rằng không rõ hành động trên là để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, hay chỉ là nỗ lực chứng tỏ sự đức hạnh.
Không chỉ tuần này, CEO của Facebook và Apple là Mark Zuckerberg và Tim Cook cũng đã vài lần đấu khẩu về bảo mật thông tin.
Năm 2014, khi nói về việc thu thập dữ liệu và quyền riêng tư, người đứng đầu Apple nói: “Khi một dịch vụ trực tuyến miễn phí, bạn không phải khách hàng. Bạn là sản phẩm”.
Mark Zuckerberg lập tức đáp trả: “Có một điều tôi cảm thấy khó chịu, là ngày càng nhiều người cho rằng mô hình kinh doanh tận dụng quảng cáo là không hợp nhất với lợi ích khách hàng. Tôi nghĩ đó là khái niệm lố bịch. Bạn đang trả tiền cho Apple là hợp nhất lợi ích với họ ư? Không đâu, vì nếu điều đó xảy ra, sản phẩm của họ đã rẻ hơn rất nhiều rồi”.
Từ đó, hiếm khi cả hai có sự hợp tác. Năm ngoái, Apple không còn tích hợp sẵn Facebook trên iOS.
Ngày 29/3, khi Recode hỏi ông sẽ làm gì nếu là Mark Zuckerberg của Facebook, Tim Cook lập tức nói: “Tôi không làm gì cả. Tôi sẽ không bị rơi vào tình huống đó”. Ông nhấn mạnh họ thừa sức kiếm bộn tiền nếu thu thập và khai vào dữ liệu người dùng, nhưng họ không làm điều đó vì tôn trọng quyền riêng tư của khách hàng.
Vài ngày sau, Cook tiếp tục lên tiếng rằng việc để rò rỉ thông tin người dùng của Facebook là điều “tồi tệ” và cần có quy định hoàn thiện hơn để bảo vệ người dùng.
Trong khi đó, Zuckerberg phản bác rằng “nhiều công ty làm việc chăm chỉ để thu phí của bạn nhiều hơn và có những công ty làm việc chăm chỉ để thu phí của bạn ít hơn”. Facebook chọn cách thứ hai và nỗ lực cung cấp cho người dùng một dịch vụ miễn phí.
Với công cụ chặn theo dõi trên Safari tuần này, Apple không chỉ nói suông mà chuyển qua hành động. Họ hiểu rằng Facebook cần Apple nhiều hơn Apple cần Facebook. Thiếu phần cứng, Facebook không tồn tại, nhưng đối với Apple, Facebook chỉ đơn thuần là một ứng dụng. Còn vô số ứng dụng khác thu hút người dùng iPhone.
Minh Minh