Dù kháng thể này không tiêu diệt hoàn toàn virus, nhưng nó đã thành công trong việc giữ mức độ virus thấp đến nỗi con chuột này có thể được xem là đã được chữa trị. Kháng thể nêu trên hoạt động tương tự các loại thuốc kháng virus mà nhiều người bệnh dương tính HIV hiện đang sử dụng, vốn giữ cho số lượng virus ở mức độ thấp đủ an toàn. Tuy nhiên, không giống các loại thuốc hiện có vốn yêu cầu người bệnh phải uống mỗi ngày hoặc chấp nhận rủi ro rằng số lượng virus có thể tăng lên đến mức nguy hiểm, kháng thể mới không cần phải uống thường xuyên như vậy.
Kháng thể này còn có khả năng tiêu diệt nhiều tế bào đã lây nhiễm HIV, qua đó góp phần đẩy lùi sự lây nhiễm bên trong cơ thể bệnh nhân.
Một “phương thuốc chức năng” ám chỉ phương thuốc có thể giữ mức độ virus trong cơ thể bệnh nhân thấp đến mức chúng hầu như không thể phát hiện ra được. Nó còn có nghĩa là khả năng bệnh nhân đó lây nhiễm virus sang người khác đã được giảm đi đáng kể.
Từng có rất nhiều nỗ lực trên thế giới nhằm tạo ra được một “phương thuốc chức năng” cho HIV, nhưng cho đến nay, chưa có phương thuốc nào được công bố rộng rãi ra công chúng.
Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng họ sẽ thử nghiệm kháng thể này lên người trong 3-4 năm tới đây. Tuy nhiên, rất khó để ước tính xem bao lâu nữa liều thuốc này mới được công bố rộng rãi ra công chúng, ngay cả khi thu được những kết quả khả quan.
“Các chính phủ vẫn đang rất chậm chạp trong việc triển khai thực hiện các chương trình này” – Andrew Chidgey, CEO của tổ chức nhân đạo AID Concern tại Hồng Công cho biết – “Do đó, một liều thuốc xuất hiện công khai không có nghĩa là mọi người sẽ mua được nó, hay nó sẽ tạo nên tác động nào đó”.
Minh.T.T