Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) cho biết, trong thời gian vừa qua, Cục này đã tiếp nhận thông tin từ một số công ty tài chính và người tiêu dùng về tình trạng có kẻ gian mạo danh công ty tài chính nhằm chiếm đoạt tiền.
Người tiêu dùng có thể bị lừa đảo khi vay tiền qua các cá nhân giả mạo công ty tài chính. (Ảnh minh họa: Internet)
Hình thức lừa đảo cụ thể như sau:
– Có người liên hệ qua Facebook, điện thoại, tự nhận là nhân viên công ty tài chính và tư vấn làm hồ sơ vay tiền;
– Đưa ra các thông tin ưu đãi về chương trình cho vay nhằm thuyết phục khách hàng vay;
– Làm giả hợp đồng giải ngân kiêm khế ước nhận nợ với con dấu giả, làm giả bảng ước tính số tiền phải trả hàng tháng để tạo lòng tin cho khách hàng nhằm thức hiện hành vi lừa đảo;
– Làm giả thẻ nhân viên công ty để chiếm lòng tin của khách hàng;
Sau khi nộp phí xử lý hồ sơ theo hướng dẫn, người tiêu dùng không thể liên hệ được với đối tượng. Khi kiểm tra lại thông tin tại công ty thì phát hiện đối tượng đã mạo danh một công ty nào đó để lừa đảo.
Tất nhiên, với những trường hợp nêu trên, các công ty tài chính sẽ không có cơ sở để hỗ trợ người tiêu dùng.
Nhằm ngăn chặn tình trạng người tiêu dùng bị lừa đảo khi vay tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo như sau:
– Người tiêu dùng không nên tiếp nhận tư vấn vay tiêu dùng qua mạng xã hội hoặc cung cấp các thông tin cá nhân trên mạng xã hội vì đối tượng có thể lợi dụng để khai thác thông tin và lừa đảo;
– Không nên thực hiện việc xử lý hồ sơ tại nhà, chỉ thực hiện tại các điểm giới thiệu dịch vụ của Công ty (người tiêu dùng có thể tham khảo thông tin này trên trang web hoặc tổng đài của công ty);
– Nên tiếp nhận thông tin tư vấn từ số máy bàn của công ty hoặc tổng đài, hạn chế tiếp nhận thông tin tư vấn từ số điện thoại di động;
– Tìm hiểu kỹ về việc công ty có yêu cầu cung cấp giấy tờ bản gốc hay không. Trong trường hợp công ty không yêu cầu, mà người tự nhận là nhân viên yêu cầu cung cấp bản chính giấy tờ để lưu giữ thì người tiêu dùng phải đề cao cảnh giác và cần kiểm tra lại thông tin.
“Đi kèm với sự phát triển của công nghệ thông tin, các hình thức làm giả, mạo danh ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Do vậy, người tiêu dùng cần chủ động nâng cao cảnh giác khi tiếp cận các thông tin; thường xuyên có thói quen kiểm tra lại thông tin trước khi tiến hành giao dịch. Cùng với đó, người tiêu dùng cần chủ động chia sẻ và trao đổi các thông tin cảnh báo để bạn bè, người thân có thể biết và phòng ngừa”, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến nghị.
Theo PV (Dân Việt)
Hình thức lừa đảo cụ thể như sau:
– Có người liên hệ qua Facebook, điện thoại, tự nhận là nhân viên công ty tài chính và tư vấn làm hồ sơ vay tiền;
– Đưa ra các thông tin ưu đãi về chương trình cho vay nhằm thuyết phục khách hàng vay;
– Làm giả hợp đồng giải ngân kiêm khế ước nhận nợ với con dấu giả, làm giả bảng ước tính số tiền phải trả hàng tháng để tạo lòng tin cho khách hàng nhằm thức hiện hành vi lừa đảo;
– Làm giả thẻ nhân viên công ty để chiếm lòng tin của khách hàng;
Sau khi nộp phí xử lý hồ sơ theo hướng dẫn, người tiêu dùng không thể liên hệ được với đối tượng. Khi kiểm tra lại thông tin tại công ty thì phát hiện đối tượng đã mạo danh một công ty nào đó để lừa đảo.
Tất nhiên, với những trường hợp nêu trên, các công ty tài chính sẽ không có cơ sở để hỗ trợ người tiêu dùng.
Nhằm ngăn chặn tình trạng người tiêu dùng bị lừa đảo khi vay tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo như sau:
– Người tiêu dùng không nên tiếp nhận tư vấn vay tiêu dùng qua mạng xã hội hoặc cung cấp các thông tin cá nhân trên mạng xã hội vì đối tượng có thể lợi dụng để khai thác thông tin và lừa đảo;
– Không nên thực hiện việc xử lý hồ sơ tại nhà, chỉ thực hiện tại các điểm giới thiệu dịch vụ của Công ty (người tiêu dùng có thể tham khảo thông tin này trên trang web hoặc tổng đài của công ty);
– Nên tiếp nhận thông tin tư vấn từ số máy bàn của công ty hoặc tổng đài, hạn chế tiếp nhận thông tin tư vấn từ số điện thoại di động;
– Tìm hiểu kỹ về việc công ty có yêu cầu cung cấp giấy tờ bản gốc hay không. Trong trường hợp công ty không yêu cầu, mà người tự nhận là nhân viên yêu cầu cung cấp bản chính giấy tờ để lưu giữ thì người tiêu dùng phải đề cao cảnh giác và cần kiểm tra lại thông tin.
“Đi kèm với sự phát triển của công nghệ thông tin, các hình thức làm giả, mạo danh ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Do vậy, người tiêu dùng cần chủ động nâng cao cảnh giác khi tiếp cận các thông tin; thường xuyên có thói quen kiểm tra lại thông tin trước khi tiến hành giao dịch. Cùng với đó, người tiêu dùng cần chủ động chia sẻ và trao đổi các thông tin cảnh báo để bạn bè, người thân có thể biết và phòng ngừa”, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến nghị.
Theo PV (Dân Việt)