Cái chết của bé gái 12 tuổi người Argentina vì “trò chơi tự sát” lan truyền trên Internet
Theo thông tin từ tờ báo Buenos Aires Times, một bé gái 12 tuổi đã tự sát bằng cách treo cổ trên cây ở vườn sau của gia đình tại thị trấn Ingeniero Maschwitz (tỉnh Buenos Aires). Khám nghiệm tử thi sau đó xác định bé gái này tử vong vì bị ngạt thở do treo cổ và không có sự tác động nào khác trên cơ thể.
Cảnh sát đã tiến hành điều tra vụ việc để tìm hiểu xem có ai đứng sau và thúc giục hành vi tự sát của bé gái này hay không.
Hình ảnh đại diện đáng sợ của “trò chơi tự sát” Momo lấy ý tưởng từ một tác phẩm điêu khắc của nghệ sĩ người Nhật Bản
Cảnh sát đã mở khóa chiếc smartphone của nạn nhân và phát hiện bé gái 12 tuổi này đã sử dụng điện thoại di động để ghi lại những hoạt động và thậm chí là khoảnh khắc cuối cùng của mình trước khi treo cổ.
Nhiều nội dung đoạn chat giữa nạn nhân với một nhân vật bí ẩn thông qua ứng dụng nhắn tin WhatsApp có đề cập đến một trò chơi có tên gọi “Thử thách Momo” được lan truyền trên Internet mà nạn nhân đã tham gia.
Cảnh sát sau đó đã bắt giữ một thiếu niên 18 tuổi, với danh tính không được tiết lộ, mà được cho là đã liên hệ với nạn nhân thông qua mạng xã hội và là thủ phạm đứng sau để thúc giục hành động tự sát của nạn nhân.
Cảnh sát đưa ra lời cảnh báo về Momo – “trò chơi tự sát” lan truyền trên mạng xã hội
Bé gái 12 tuổi kể trên được xem là nạn nhân đầu tiên của “trò chơi tự sát” có tên gọi Momo được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội toàn cầu, bao gồm Facebook mà WhatsApp, trong những tuần gần đây.
Hiện vẫn chưa rõ chính xác nguồn gốc của “trò chơi tự sát” Momo và ai là người đứng sau trò chơi được lan truyền này, nhưng theo điều tra của Đơn vị Điều tra tội phạm mạng của bang Tabasco (Mexico) thì trào lưu Momo được bắt nguồn từ mạng xã hội Facebook, nơi những người tham gia được thách thức gửi tin nhắn đến một vài số điện thoại không được xác định thông qua ứng dụng WhatsApp.
Một số người đã thử gửi tin nhắn đến các số điện thoại này và nhận được phản hồi là các hình ảnh bạo lực, thậm chí là những nội dung đe dọa. Điểm chung của các số điện thoại này là sử dụng một hình ảnh đại diện đáng sợ trên WhatsApp, đó là gương mặt của một người phụ nữ với đôi mắt lồi tròn to và miệng mở rộng ra tận đến mang tai.
Theo tìm hiểu thì hình ảnh đại diện cho trò chơi Momo này được lấy từ tác phẩm điêu khắc có tên gọi “người phụ nữ chim” của nghệ sĩ người Nhật Bản Midori Hayashi, nhưng trên thực tế nghệ sĩ này không hề liên quan gì đến “trò chơi tự sát” này.
Hiện vẫn chưa rõ mục tiêu thực sự của những kẻ đứng sau trò chơi này, nhưng các nhà chức trách cảnh báo những kẻ này đang nhắm đến đối tượng là những trẻ vị thành niên và tìm cách lấy cắp thông tin của những nạn nhân để đe dọa, tống tiền hoặc thậm chí để thúc giục người tham gia tự tìm đến cái chết.
“Trò chơi tự sát” Momo được cho là đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm các nước châu Âu, Mỹ và đặc biệt phổ biến tại khu vực châu Mỹ Latin.
Thông điệp cảnh báo của cảnh sát Mexico về “trò chơi tự sát” Momo đang lan truyền trên mạng
Cảnh sát tại Mexico, Argentina và Tây Ban Nha đã phải lên tiếng cảnh báo các bậc phụ huynh nên quản lý con em mình chặt hơn để tránh tham gia vào “trò chơi tự sát” Momo, đồng thời khuyên những trẻ em ở lứa tuổi vị thành niên nên tránh xa việc thực hiện theo các thử thách của Momo được lan truyền trên Internet và đặc biệt không chia sẻ thông tin cá nhân của mình với người lạ qua trào lưu này.
Đơn vị điều tra tội phạm mạng Mexico khuyên mọi người nên tránh nói chuyện với người lạ qua Internet, bởi lẽ những kẻ này có thể đang tìm cách để khai thác thông tin cá nhân và sử dụng để chống lại chính nạn nhân.
“Sự tò mò hay muốn trở nên nổi tiếng khiến nhiều người thử thực hiện theo các hành vi liều mạng, thậm chí theo sự điều khiển của kẻ khác”, Đơn vị điều tra tội phạm mạng Mexico cảnh báo.
Sự xuất hiện của “trò chơi tự sát” Momo một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự ảnh hưởng của mạng xã hội đối với giới trẻ, khi mà nhiều người ở tuổi thiếu niên, “độ tuổi thích nổi loạn” có thể dễ dàng nghe theo những lời xúi giục, kích động mà không thể lường hết được những hậu quả từ hành động của mình gây ra. Điều này cũng cho thấy trách nhiệm của các bậc phụ huynh trong việc quản lý con em mình tiếp xúc với Internet, đặc biệt là mạng xã hội với nhiều tiềm ẩn.
T.Thủy
Theo thông tin từ tờ báo Buenos Aires Times, một bé gái 12 tuổi đã tự sát bằng cách treo cổ trên cây ở vườn sau của gia đình tại thị trấn Ingeniero Maschwitz (tỉnh Buenos Aires). Khám nghiệm tử thi sau đó xác định bé gái này tử vong vì bị ngạt thở do treo cổ và không có sự tác động nào khác trên cơ thể.
Cảnh sát đã tiến hành điều tra vụ việc để tìm hiểu xem có ai đứng sau và thúc giục hành vi tự sát của bé gái này hay không.
Cảnh sát đã mở khóa chiếc smartphone của nạn nhân và phát hiện bé gái 12 tuổi này đã sử dụng điện thoại di động để ghi lại những hoạt động và thậm chí là khoảnh khắc cuối cùng của mình trước khi treo cổ.
Nhiều nội dung đoạn chat giữa nạn nhân với một nhân vật bí ẩn thông qua ứng dụng nhắn tin WhatsApp có đề cập đến một trò chơi có tên gọi “Thử thách Momo” được lan truyền trên Internet mà nạn nhân đã tham gia.
Cảnh sát sau đó đã bắt giữ một thiếu niên 18 tuổi, với danh tính không được tiết lộ, mà được cho là đã liên hệ với nạn nhân thông qua mạng xã hội và là thủ phạm đứng sau để thúc giục hành động tự sát của nạn nhân.
Cảnh sát đưa ra lời cảnh báo về Momo – “trò chơi tự sát” lan truyền trên mạng xã hội
Bé gái 12 tuổi kể trên được xem là nạn nhân đầu tiên của “trò chơi tự sát” có tên gọi Momo được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội toàn cầu, bao gồm Facebook mà WhatsApp, trong những tuần gần đây.
Hiện vẫn chưa rõ chính xác nguồn gốc của “trò chơi tự sát” Momo và ai là người đứng sau trò chơi được lan truyền này, nhưng theo điều tra của Đơn vị Điều tra tội phạm mạng của bang Tabasco (Mexico) thì trào lưu Momo được bắt nguồn từ mạng xã hội Facebook, nơi những người tham gia được thách thức gửi tin nhắn đến một vài số điện thoại không được xác định thông qua ứng dụng WhatsApp.
Một số người đã thử gửi tin nhắn đến các số điện thoại này và nhận được phản hồi là các hình ảnh bạo lực, thậm chí là những nội dung đe dọa. Điểm chung của các số điện thoại này là sử dụng một hình ảnh đại diện đáng sợ trên WhatsApp, đó là gương mặt của một người phụ nữ với đôi mắt lồi tròn to và miệng mở rộng ra tận đến mang tai.
Theo tìm hiểu thì hình ảnh đại diện cho trò chơi Momo này được lấy từ tác phẩm điêu khắc có tên gọi “người phụ nữ chim” của nghệ sĩ người Nhật Bản Midori Hayashi, nhưng trên thực tế nghệ sĩ này không hề liên quan gì đến “trò chơi tự sát” này.
Hiện vẫn chưa rõ mục tiêu thực sự của những kẻ đứng sau trò chơi này, nhưng các nhà chức trách cảnh báo những kẻ này đang nhắm đến đối tượng là những trẻ vị thành niên và tìm cách lấy cắp thông tin của những nạn nhân để đe dọa, tống tiền hoặc thậm chí để thúc giục người tham gia tự tìm đến cái chết.
“Trò chơi tự sát” Momo được cho là đã xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm các nước châu Âu, Mỹ và đặc biệt phổ biến tại khu vực châu Mỹ Latin.
Cảnh sát tại Mexico, Argentina và Tây Ban Nha đã phải lên tiếng cảnh báo các bậc phụ huynh nên quản lý con em mình chặt hơn để tránh tham gia vào “trò chơi tự sát” Momo, đồng thời khuyên những trẻ em ở lứa tuổi vị thành niên nên tránh xa việc thực hiện theo các thử thách của Momo được lan truyền trên Internet và đặc biệt không chia sẻ thông tin cá nhân của mình với người lạ qua trào lưu này.
Đơn vị điều tra tội phạm mạng Mexico khuyên mọi người nên tránh nói chuyện với người lạ qua Internet, bởi lẽ những kẻ này có thể đang tìm cách để khai thác thông tin cá nhân và sử dụng để chống lại chính nạn nhân.
“Sự tò mò hay muốn trở nên nổi tiếng khiến nhiều người thử thực hiện theo các hành vi liều mạng, thậm chí theo sự điều khiển của kẻ khác”, Đơn vị điều tra tội phạm mạng Mexico cảnh báo.
Sự xuất hiện của “trò chơi tự sát” Momo một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự ảnh hưởng của mạng xã hội đối với giới trẻ, khi mà nhiều người ở tuổi thiếu niên, “độ tuổi thích nổi loạn” có thể dễ dàng nghe theo những lời xúi giục, kích động mà không thể lường hết được những hậu quả từ hành động của mình gây ra. Điều này cũng cho thấy trách nhiệm của các bậc phụ huynh trong việc quản lý con em mình tiếp xúc với Internet, đặc biệt là mạng xã hội với nhiều tiềm ẩn.
T.Thủy