Trang chủ Tin Tức Chuyến đi của ‘thái tử’ Samsung tới Trung Quốc: Lá cờ trắng,...

Chuyến đi của ‘thái tử’ Samsung tới Trung Quốc: Lá cờ trắng, hay cơ hội phản đòn lại người Trung Quốc?

770

Trong lúc những tên tuổi lớn như Google hay Microsoft đang thu hút gần như sự chú ý của toàn bộ thế giới công nghệ bằng các sự kiện đình đám, “Thái tử” của Samsung, phó chủ tịch Jay Y. Lee lại lặng lẽ đến thăm Trung Quốc.
Là con trai của vị chủ tịch huyền thoại Lee Kun Hee, Jay Y. Lee hiện cũng là người nắm quyền điều hành cao nhất tại Samsung. Chủ tịch Lee Kun Hee đã bị đột quỵ vào năm 2014 và đến giờ vẫn chưa xuất hiện trở lại trước công chúng.
Jay Y. Lee đến thăm các cửa hàng điện tử tại Thâm Quyến.
Chuyến đi của nhà lãnh đạo Samsung tới Trung Quốc diễn ra trong một bầu không khí khá trầm lặng. Từng một thời nắm ngôi vương tại quốc gia này, hiện tại Samsung chỉ còn vỏn vẹn 1,2% thị phần smartphone Trung Quốc. Nhà lãnh đạo mảng di động DJ Koh của Samsung cũng không tháp tùng ông Lee, thay vào đó chỉ có 2 vị “đồng CEO” còn lại là Kim Ki-nam (lãnh đạo mảng chip) và Lee Dong-hoon (lãnh đạo mảng hiển thị).
Vậy Jay Y. Lee đến Trung Quốc để làm gì? Một trong những mục đích lớn nhất là để gặp gỡ chủ tịch BYD, nhà sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc. Hiện tại, Samsung đang nắm 2% cổ phần tại BYD. 2 công ty chưa có bất kỳ mối liên hệ chính thức nào, song Samsung có lẽ đang hy vọng sẽ trở thành nhà cung ứng chip và cảm biến cho BYD. Năm ngoái, gã khổng lồ Hàn Quốc đã bỏ ra tới 8 tỷ USD để mua Harman, một trong những tên tuổi lớn nhất của lĩnh vực thiết bị giải trí xe hơi.
Tiếp đến, phó chủ tịch Samsung Group đến gặp lãnh đạo của Huawei, Xiaomi và BKK (chủ sở hữu của OPPO, Vivo và OnePlus). Trả lời phỏng vấn tờ Korea Herald, lãnh đạo mảng vi xử lý của Samsung là ông Kim Ki-Nam cho biết Samsung muốn mở rộng hợp tác với Xiaomi trên các lĩnh vực IoT và đồ gia dụng.
“Thái tử Samsung đang thử nghiệm một chiếc Mi Mix 2S tại Mi Store.
Nhưng kinh ngạc hơn cả, ông Lee còn dành thời gian để đến các cửa hàng điện tử tại Thâm Quyến, bao gồm cả Mi Store của Xiaomi. Trong một bức ảnh được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Weibo, vị chủ tịch của Samsung đang thử nghiệm một chiếc Mi Mix 2S. Hiện tại, đây là sản phẩm cao cấp nhất của Xiaomi với mức giá lên tới 530 USD.
Những anti fan của Samsung có thể coi sự kiện này là lá cờ trắng của Samsung tại Trung Quốc. Trong suốt 2 năm qua, thị phần của những chiếc Galaxy tại quốc gia đông dân nhất thế giới đã tụt xuống mức 1 chữ số. Quý 4 năm ngoái, Samsung thậm chí còn tụt xuống 0,8% trước khi được Galaxy S9/S9+ “cứu vớt” lên mức 1,2% trong quý trước.
Nhưng những người thực sự hiểu Samsung chắc chắn sẽ ghi nhớ rằng, vị thế ngày hôm nay của Samsung không được xây dựng chỉ trong một ngày. Mới chỉ trong thập niên 90, Samsung vẫn còn là kẻ ngồi chiếu dưới của Sony. Thập niên 2000, người ta chỉ nhắc đến chip của Intel chứ chẳng ai nhớ tới Samsung. Khi gã khổng lồ Hàn Quốc bắt tay vào sản xuất smartphone, cũng phải trải qua bao nhiêu thất bại Samsung mới có thể tạo ra phép màu Galaxy S3 và vươn lên ngôi vị số 1 thế giới trong năm 2012.
Galaxy S9 màu đỏ là một phần trong chiến lược trở lại của Samsung tại Trung Quốc.
Chủ tịch Lee đến Trung Quốc với vị thế là kẻ bại trận trong chiến trường smartphone bản địa. Samsung vẫn đứng đầu thế giới về doanh số smartphone: mỗi quý, gã khổng lồ Hàn Quốc vượt mặt kẻ về nhì Apple từ 10-20 triệu đơn vị. Samsung vẫn là công ty công nghệ đứng đầu thế giới về doanh thu và lợi nhuận. Mảng bán dẫn của Samsung đã vượt mặt Intel từ năm ngoái, còn mảng hiển thị hiện vẫn chưa thực sự có đối thủ – đặc biệt là về thị phần TV và tấm màn OLED.
Chuyến đi của Jay Y. Lee tới Thâm Quyến là lý do vì sao, qua 40 năm hoạt động, Samsung lại có thể vươn lên vị thế như ngày nay trong khi những gã khổng lồ từng thống trị thế giới như Sony, Nokia, BlackBerry IBM hay Cisco đều đã trở nên nhạt nhòa. Bại trận tại một thị trường duy nhất không có nghĩa rằng Samsung sẽ “tham bát bỏ mâm” và sẽ bỏ qua nguồn lợi dồi dào từ chính các đối thủ của mình. Bại trận không có nghĩa rằng Samsung sẽ giữ thái độ kiêu căng khiêu chiến đã gắn liền với thị trường di động trong suốt những năm qua: trái lại, “học hỏi” đối thủ sẽ là cách tốt nhất để trở lại với thành công.
So sánh ảnh chụp của Mi Mix 2S và Galaxy S9+ của Tom’s Guide. Lưu ý khả năng thu chi tiết lá cây của Xiaomi kém hơn hẳn.
Tương lai của Samsung có thể được dự đoán bằng… chiếc Mi Mix 2S. Đứng cạnh Galaxy S9, Mi Mix 2S, sản phẩm cao cấp nhất của Xiaomi, vẫn chưa hẳn là một đối thủ thực sự: chất lượng màn hình thua kém, âm thanh thua, camera trước bất tiện, phần mềm không tối ưu… là những điểm yếu rõ rệt của Mi Mix 2S trước đối thủ Hàn Quốc. Xét theo nhiều khía cạnh, Xiaomi (hay Huawei và OnePlus) vẫn là một công ty kinh doanh theo cách phá giá cấu hình. Một công ty như vậy chưa thể thực sự tiến bước lên tầm cao, nơi đẳng cấp không thể mua được bằng linh kiện mua từ… công ty khác.
Có lẽ trước cả khi đến Mi Store, các nhà lãnh đạo của Samsung đã hiểu rõ điều này. Gần như toàn bộ doanh mục Galaxy tầm thấp/tầm trung đã được rút khỏi Trung Quốc để nhường sân khấu chính cho các mẫu cao cấp – riêng Galaxy S9 gần đây còn được hưởng những sự kiện giới thiệu vô cùng hoành tráng. 1,2 triệu máy bán ra vẫn chưa thể giúp Samsung đánh bại Xiaomi hay Huawei, OPPO, nhưng mức 1,2 triệu máy dưới sự thúc đẩy của smartphone đầu bảng đắt tiền thì quả là một kỳ tích.
Người hâm mộ Samsung tại Trung Quốc.
Bởi thế, chiếc Mi Mix 2S trên tay của phó chủ tịch Lee cũng chỉ là một tín hiệu báo trước cho sự trường tồn của Samsung mà thôi. Thị phần chỉ 1 tại Trung Quốc lại là cơ hội giúp Samsung chiến thắng trận chiến cuối cùng của thị trường di động