Trang chủ Tin Tức Chuyên gia Mỹ đánh giá khả năng chiến đấu của Su-35 trước...

Chuyên gia Mỹ đánh giá khả năng chiến đấu của Su-35 trước tiêm kích tàng hình của Mỹ

693
Ưu điểm chính của tiêm kích Su-35 nằm ở khả năng linh động cao. Điều đó có được nhờ việc sử dụng động cơ Tuabin phản lực AL-41F1S cho phép máy bay tấn công ở các góc độ cao, thực hiện các chuyển động cực kỳ phức tạp và có thể thực hiện tránh né khỏi tên lửa của địch.
Máy bay Su-35 có thể đạt vận tốc 2,25 Mach; nó có khả năng bay ở tầm cao 18000m, tầm xa hoạt động có thể đạt 4,5 nghìn km.
Theo The National Interest, trang bị trên Su-35 bao gồm loại tên lửa ra đa tự dẫn đường K-77M, có tầm xa hơn 190 km. Đối với khoảng cách ngắn có thể sử dụng tên lửa R-74 với hệ thống dẫn đường bằng hồng ngoại, loại mà phi công có thể tự đặt lên mục tiêu nhờ sự hỗ trợ của kính ngắm quang học gắn trên mũ bảo hiểm của phi công. Ngoài ra vũ khí của Su-35 còn có tên lửa R-27 tầm trung và R-37 tầm xa chống lại hệ thống ra đa phát hiện mục tiêu tầm xa và các loại máy bay tiếp nhiên liệu trong điều kiện chiến tranh điện tử.
Phương tiện chiến đấu chính của máy bay tàng hình trong kho vũ khí của Su-35, theo như đề xuất chính là ra đa mảng pha “Irbis-E”, là loại ra đa mang pha quét điện tử bị động, ngoài ra còn hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại OLS-35, hệ thống này sẽ bám theo mục tiêu với bán kính hoạt động trong 80 km.
Theo đánh giá của The National Interest thì tất cả những yếu tố trên cho phép tuyên bố rằng Su-35 vượt trội so với những chiếc chiến đấu cơ tương tự thế hệ thứ 4 của phương Tây, trong đó có cả F-15 của Mỹ, “Eurofighters” và “Rafali” của châu Âu.
Tuy nhiên tất cả những ưu điểm này, theo ý kiến của tạp chí Mỹ không chắc có thể giúp Su-35 chiến đấu trước những chiếc chiến đấu cơ tàng hình thế thế thứ 5 F-22 và F-35 của Mỹ, loại có thể phát hiện được tiêm kích Su-35 của Nga ở khoảng cách 160 km và phóng tên lửa chùm lên mục tiêu.
Máy bay Su-35 chỉ có thể thực hiện phản kháng F-22 và F-35, khi bằng cách nào đó có thể tiếp cận gần hơn trong vùng hoạt động của các phương tiện phát hiện bằng quang học và hồng ngoại.
Mặc dù đưa ra tất cả các lập luận trên, thì kết luận cuối cùng về việc bên nào mạnh hơn vẫn cần phải thông qua chiến đấu thực tế trong đó có sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác, các vũ khí hỗ trợ, quỹ đạo bay, cũng như kỹ năng của phi công.