Từ khi Apple ra mắt tai nghe AirPods, rất nhiều nhà sản xuất khác đã cố gắng để mang lại các sản phẩm tương tự cho người dùng. Hầu hết đều có thiết kế hoàn toàn khác biệt, nhưng một số khác đến từ các công ty nhỏ tại Trung Quốc thì lại cố gắng tạo ra những phiên bản “nhái bén” kì lạ. Điển hình chính là mẫu tai nghe có tên TWS i7s dưới đây.
Trông giống Apple AirPods phết đúng không?
Thực ra thì mẫu tai này vẫn có một điểm khá đáng khen là dù giá siêu rẻ, chỉ khoảng 100.000 đồng cũng mua được, nhưng lại vẫn có thiết kế True Wireless với hai bên tai tách rời hoàn toàn, không cần dùng dây nối. Hơn nữa, sản phẩm cũng đi kèm cả hộp sạc dự phòng để tăng thời lượng pin dễ dàng hơn.
TWS i7s đang có mặt tràn lan trên các trang bán hàng online.
Đây là đánh giá về i7s trên Shopee.
Có lẽ đây cũng là hai lý do mà người ta đổ xô đi mua nó về, chỉ để nhận lấy một kết cục “đắng”: Chất lượng dở chưa từng thấy, từ vỏ bên ngoài cho tới tính năng bên trong.
Thiết kế: Cục mịch, thô kệch và đúng chất “rẻ mạt”
Nhìn thoáng qua hay xem ảnh thì không ai có thể thấy được sự xấu xí của đôi tai nghe này. Nó có kích thước lớn hơn hẳn AirPods hàng xịn nhưng lại nhẹ hẫng. Chất liệu nhựa thì không được cao cấp và bóng bẩy, cộng thêm bộ đèn LED lem nhem nháy liên tục gây chú ý cho mọi người xung quanh và sẽ khiến sự “nhái bén” lộ ra ngay lập tức.
Vỏ hộp làm khá là cẩn thận, phụ kiện bên trong chỉ có thêm một dây sạc Micro-USB ngắn.
Đây là những “hứa hẹn” về tính năng của TWS i7s.
Nhìn qua ảnh đẹp hơn thật nhiều, đừng bị đánh lừa!
Hai nút trên tai nghe nhìn đã thấy lộ liễu là hàng nhái rồi…
…những hãy chờ khi nhìn bộ đèn nháy siêu rẻ tiền của nó.
Lớp vỏ mỏng tang bên ngoài và bộ đèn LED bên trong lại quá sáng, không có lớp chắn khiến ánh sáng lem lung tung ra cả cổng sạc phía sau.
Kích cỡ hộp đựng cỡ tấm thẻ ATM, độ dày thì xấp xỉ gấp ba lần các loại USB thông thường.
So sánh kích thước với AirPods hàng xịn.
Kiểu cách thì giống nhưng chất lượng thì không.
Cả kích thước tai nghe cũng một trời một vực với hàng thật.
Nhưng nhìn thoáng qua ở một số góc độ thì lại rất giống.
Kết nối dễ dàng nhưng tín hiệu chập chờn
Cách kết nối tai nghe này với điện thoại, máy tính khá dễ dàng. Chỉ cần sạc pin, lấy ra khỏi hộp đựng, bấm giữ nút trên cả hai tai để kết nối chúng với nhau sau đó sẽ thấy xuất hiện tên tai nghe trong menu Bluetooth của thiết bị phát.
Tuy nhiên, kết nối giữa hai tai không ổn định cho lắm. Đôi khi âm lượng sẽ bị lệch hoặc có độ trễ đủ lớn để ảnh hưởng tới trải nghiệm. Được quảng cáo là sử dụng Bluetooth V4.2 nhưng tai nghe này khá dễ đứt kết nối, chỉ dùng được khi đứng cách thiết bị phát khoảng dưới 5 – 6 mét và không có tường hay vật cản lớn ở giữa.
Pin quá kém so với quy định
Vì thiết kế thô kệch không vừa tai và cách âm kém, tôi phải bật âm lượng ít nhất là 60 – 70% mới đủ nghe trong văn phòng. Vì vậy nên thời lượng pin cũng không được như quảng cáo, chỉ vào khoảng 30 phút cho mỗi lần sạc đầy.
Hộp sạc cũng có pin kém tương tự, khi mà trong quảng cáo thì ghi là có dung lượng tới gần 1000mAh nhưng chỉ sạc đầy cặp tai nghe được thêm 2 lần nữa, tức là tổng thời gian nghe chỉ vào khoảng 1h30 phút.
Không chỉ thế, thời gian sạc cũng dễ khiến bạn phát điên, vì phải mất gần 2 tiếng mới đầy hộp sạc, còn muốn đầy pin cho tai nghe thì cũng mất thêm 30 phút nữa. Tức là, nếu dùng tai nghe này thì bạn phải dành thời gian sạc còn nhiều hơn cả thời gian sử dụng.
Chất lượng âm thanh: Không thể dở hơn!
Tôi rất thích kiểu thiết kế của tai nghe AirPods vì nó mang lại âm thanh dày dặn hơn, bass tốt hơn tai ear-bud thông thường mà không gây bí bách như in-ear. Tuy nhiên, với i7s, dù có thiết kế tương tự nhưng chất lượng âm thanh lại hoàn toàn khác…
Cảm giác nghe nhạc từ i7s giống như đang đặt một chiếc loa ở bên kia đường ống dài hàng mét, chỉ toàn âm vang của dải trung. Trong khi đó, dải cao và trầm thì biến mất, khiến âm thanh trở nên lùng bùng, khó nghe kinh khủng.
Với các máy có bộ chỉnh âm cài sẵn như Samsung Galaxy, Sony Xperia hay ứng dụng MP3 Zing thì phần này có thể cải thiện đôi chút. Chỉ cần tăng lượng âm trầm và cao rồi giảm âm trung xuống giống như dưới đây. Âm thanh lúc này cũng tạm được, ngang ngửa các loại tai nghe có dây giá… vài chục ngàn đồng mua ngoài chợ.
Cách chỉnh Equalizer để tăng (một chút) chất lượng âm thanh của i7s.
Kết
Nhìn chung, với mức giá này, bạn nên lựa chọn các mẫu tai nghe có dây thì tốt hơn, ít ra cũng cho chất lượng âm thanh đủ tốt thay vì ham hố không dây để rồi phải nhận trái đắng. Một số lựa chọn đáng tiền có thể nói tới như Xiaomi Mi Fresh, Sennheiser MX 80, Philips She 3800 hay Sony E828 và E808, đều chỉ rơi vào khoảng 100.000 – 150.000 đồng mà âm thanh không hề tệ chút nào. Dùng thử máy chiếu mini cho smartphone giá 150.000 đồng: có đáng để bạn ở nhà xem phim, khỏi cần ra rạp?
Thực ra thì mẫu tai này vẫn có một điểm khá đáng khen là dù giá siêu rẻ, chỉ khoảng 100.000 đồng cũng mua được, nhưng lại vẫn có thiết kế True Wireless với hai bên tai tách rời hoàn toàn, không cần dùng dây nối. Hơn nữa, sản phẩm cũng đi kèm cả hộp sạc dự phòng để tăng thời lượng pin dễ dàng hơn.
Có lẽ đây cũng là hai lý do mà người ta đổ xô đi mua nó về, chỉ để nhận lấy một kết cục “đắng”: Chất lượng dở chưa từng thấy, từ vỏ bên ngoài cho tới tính năng bên trong.
Thiết kế: Cục mịch, thô kệch và đúng chất “rẻ mạt”
Nhìn thoáng qua hay xem ảnh thì không ai có thể thấy được sự xấu xí của đôi tai nghe này. Nó có kích thước lớn hơn hẳn AirPods hàng xịn nhưng lại nhẹ hẫng. Chất liệu nhựa thì không được cao cấp và bóng bẩy, cộng thêm bộ đèn LED lem nhem nháy liên tục gây chú ý cho mọi người xung quanh và sẽ khiến sự “nhái bén” lộ ra ngay lập tức.
Kết nối dễ dàng nhưng tín hiệu chập chờn
Cách kết nối tai nghe này với điện thoại, máy tính khá dễ dàng. Chỉ cần sạc pin, lấy ra khỏi hộp đựng, bấm giữ nút trên cả hai tai để kết nối chúng với nhau sau đó sẽ thấy xuất hiện tên tai nghe trong menu Bluetooth của thiết bị phát.
Pin quá kém so với quy định
Vì thiết kế thô kệch không vừa tai và cách âm kém, tôi phải bật âm lượng ít nhất là 60 – 70% mới đủ nghe trong văn phòng. Vì vậy nên thời lượng pin cũng không được như quảng cáo, chỉ vào khoảng 30 phút cho mỗi lần sạc đầy.
Không chỉ thế, thời gian sạc cũng dễ khiến bạn phát điên, vì phải mất gần 2 tiếng mới đầy hộp sạc, còn muốn đầy pin cho tai nghe thì cũng mất thêm 30 phút nữa. Tức là, nếu dùng tai nghe này thì bạn phải dành thời gian sạc còn nhiều hơn cả thời gian sử dụng.
Chất lượng âm thanh: Không thể dở hơn!
Tôi rất thích kiểu thiết kế của tai nghe AirPods vì nó mang lại âm thanh dày dặn hơn, bass tốt hơn tai ear-bud thông thường mà không gây bí bách như in-ear. Tuy nhiên, với i7s, dù có thiết kế tương tự nhưng chất lượng âm thanh lại hoàn toàn khác…
Cảm giác nghe nhạc từ i7s giống như đang đặt một chiếc loa ở bên kia đường ống dài hàng mét, chỉ toàn âm vang của dải trung. Trong khi đó, dải cao và trầm thì biến mất, khiến âm thanh trở nên lùng bùng, khó nghe kinh khủng.
Với các máy có bộ chỉnh âm cài sẵn như Samsung Galaxy, Sony Xperia hay ứng dụng MP3 Zing thì phần này có thể cải thiện đôi chút. Chỉ cần tăng lượng âm trầm và cao rồi giảm âm trung xuống giống như dưới đây. Âm thanh lúc này cũng tạm được, ngang ngửa các loại tai nghe có dây giá… vài chục ngàn đồng mua ngoài chợ.
Kết
Nhìn chung, với mức giá này, bạn nên lựa chọn các mẫu tai nghe có dây thì tốt hơn, ít ra cũng cho chất lượng âm thanh đủ tốt thay vì ham hố không dây để rồi phải nhận trái đắng. Một số lựa chọn đáng tiền có thể nói tới như Xiaomi Mi Fresh, Sennheiser MX 80, Philips She 3800 hay Sony E828 và E808, đều chỉ rơi vào khoảng 100.000 – 150.000 đồng mà âm thanh không hề tệ chút nào. Dùng thử máy chiếu mini cho smartphone giá 150.000 đồng: có đáng để bạn ở nhà xem phim, khỏi cần ra rạp?