Trang chủ Tin Tức Có hay không sự sống trên 8 mặt trăng của hệ Mặt...

Có hay không sự sống trên 8 mặt trăng của hệ Mặt trời?

749


Cách đây 2 năm, NASA đã có một phát hiện lý thú, đó là tìm ra trên mặt trăng Europa của sao Mộc có cột nước khổng lồ cao đến 200km. Sau đó, các nhà khoa học lại tiếp tục tìm thấy có một đại dương nước mặn giống Trái đất trên tiểu hành tinh này.
Đại dương này lớn đến nỗi tất cả nước tự nhiên trên Trái đất, cộng với mưa và mây mới chỉ bằng một nửa thể tích đại dương của Europa. Đáng nói là Europa chỉ có kích thước chưa tới 1/10 diện tích Trái đất, tức là bằng với mặt trăng của Trái đất. Từ đó, các nhà khoa học phỏng đoán rằng bất cứ hành tinh nào trong hệ Mặt trời có nước đều có khả năng có sự sống.

Đại dương trên mặt trăng Europa của sao Mộc.

Bên cạnh Europa, sao Mộc còn có 3 mặt trăng tự nhiên khác được gọi là bộ tứ mặt trăng Galilean. Europa đã được khám phá là có đại dương ngầm, còn mặt trăng Callisto được bao phủ bởi lớp băng và được suy đoán là có đại dương ngầm. Tuy nhiên, lớp băng này dày tới 200km nên các nhà khoa học Trái đất vẫn chưa chắc chắn được về đại dương này.
Trong bộ tứ Galilean của sao Mộc có mặt trăng lớn nhất trong hệ Mặt trời, đó là Ganymede. Thể tích nước trên Trái đất của chúng ta chỉ bằng 1/18 so với thể tích nước trên Ganymede. Tiếp đó là Enceladus, một vệ tinh của sao Thổ, diện tích khá nhỏ chỉ bằng bang Arizona của Mỹ. NASA đã phát hiện ra đại dương ngầm trên Enceladus vào năm 2014 nhờ một cột nước bắn ra. Sao Thổ còn có hai mặt trăng khác cũng được xác định là có đại dương tồn tại là Dione và Titan.
Trition là mặt trăng của sao Hải Vương và chúng ta mới chỉ chụp ảnh được Trition vào năm 2017. Trition được mô tả giống một ngọn núi lửa lạnh bắn ra những cột nước và khí ammoniac. Tiểu hành tinh Pluto cũng được NASA xác định là có tồn tại nước biển và khí ammoniac vào năm 2016.