Một khám phá vũ trụ gần đây cho thấy hành tinh của chúng ta không phải là nơi duy nhất trong Hệ Mặt Trờ có nước. Thậm chí, nếu so sánh Trái Đất ít nước hơn nhiều hành tinh khác trong hệ.
Europa là một trong 6 “mặt trăng” quay quanh Sao Mộc. Nó có kích thước nhỏ hơn Mặt Trăng bay quanh Trái Đất và bề mặt được bao phủ hoàn toàn bởi nước biển.
Sau khi lục lại dữ liệu 20 năm từ phi thuyền thám hiểm Voyager, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều bằng chứng chứng minh Europa có lượng nước biển nhiều gấp đôi Trái Đất. Và không chỉ có Europa, rất nhiều hành tinh khác ẩm ướt hơn chúng ta, xét cả về tổng lượng nước bên trong bên ngoài và lượng nước trên bề mặt tương ứng với kích thước của chúng.
Steve Vance, một nhà thiên văn học tại phòng thí nghiệm phản lực của NASA, đã nghiên cứu về các đại dương bên ngoài Trái Đất trong nhiều năm qua. Dựa trên các dữ liệu thu thập được, ông ước tính độ dày của băng và mực nước biển trên các hành tinh trong toàn Hệ Mặt Trời. Trong bảng tổng hợp dưới đây lượng nước được thể hiện bằng đơn vị zettaliters (ZL). 1ZL tương đương 1.000.000.000.000.000.000.000 lít hoặc 1 tỷ km³.
Trong Hệ Mặt Trời, Ganymede mới là hành tinh ẩm ướt nhất. Có tới 69% khối lượng của nó là nước. Ganymede đồng thời là mặt trăng lớn nhất quay quanh Sao Mộc.
NASA cho biết họ đang cử phi thuyền tới Europa, một trong những hành tinh có nước gần Trái Đất nhất để để ghi lại chi tiết dữ liệu bề mặt hành tinh này. Nếu công nghệ kĩ thuật và điều kiện khí hậu tại Europa cho phép, tàu thám hiểm có thể sẽ mang về một ít nước từ hành tinh này để phục vụ nghiên cứu. Dự tính, phi thuyền tới Europa sẽ khởi hành trong những năm 2022 tới 2025.
Ganymede cũng lọt vào tầm ngắm và NASA dự tính phi thuyền của họ sẽ tới hành tinh này muốn hơn một chút vào năm 2030. Nước là điều kiện lý tưởng cho sự sống, các nhà khoa học hy vọng những chuyến thám hiểm sắp tới sẽ giải mã bí ẩn liệu có tồn tại sinh vật sống ngoài Trái Đất trong Hệ Mặt Trời của chúng ta hay không.
T.Vũ
Có thể bạn quan tâm: