Trang chủ Tin Tức Cuộc cách mạng số đòi hỏi chúng ta phải thay đổi cách...

Cuộc cách mạng số đòi hỏi chúng ta phải thay đổi cách thức bảo vệ dữ liệu

735
Công ty HPID và Hãng Thales phối hợp tổ chức hội thảo trao đổi về xu hướng của cách mạng kỹ thuật số, thực tiễn triển khai các dự án bảo mật an toàn dữ liệu.

Ngày 29/5/2018, Công ty HPID và Hãng Thales phối hợp tổ chức hội thảo trao đổi về xu hướng của cách mạng kỹ thuật số, thực tiễn triển khai các dự án bảo mật an toàn dữ liệu. Trong hội thảo này, Công ty HPID giới thiệu hướng giải quyết cho nhiều vấn đề liên quan tới ứng dụng chữ ký số như việc triển khai các dự án hóa đơn điện tử, bệnh án điện tử, ngân hàng số… Thales là một trong những hãng hàng đầu thế giới trong việc cung cấp các giải pháp CNTT cho chính phủ, quân đội, các nhà khai thác cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp và đặc biệt là các ngân hàng. Thales đã có hơn 40 năm lập kỷ lục không đối thủ trong việc bảo vệ thông tin từ “nhạy cảm nhưng chưa được phân loại” cho đến “bí mật hàng đầu” và danh mục toàn diện các sản phẩm và dịch vụ bảo mật cho mạng CNTT.
Tại hội thảo này, các chuyên gia đã trình bày về sự thay đổi to lớn do cuộc cách mạng số tạo ra đòi hỏi chúng ta phải thay đổi cách thức bảo vệ dữ liệu, các chuyên gia của hãng Thales đã giới thiệu một số giải pháp mới đáp ứng nhu cầu này, ngoài ra các chuyên gia còn cung cấp cho dự báo các hiểm họa đối với dữ liệu của doanh nghiệp và xu thế mã hóa trên toàn thế giới năm 2018.
Hội thảo này trang bị cho doanh nghiệp cách thức xây dựng Chiến lược mã hóa dữ liệu doanh nghiệp, tăng cường bảo vệ đối với các hiểm họa từ bên trong, sử dụng chiến lược số hóa hiệu quả đối với các dự án hóa đơn điện tử, chữ ký điện tử, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, Internet vạn vật….
Hội thảo lần này là một cơ hội tuyệt vời để gặp gỡ và tương tác với các đồng nghiệp trong ngành công nghệ thông tin cũng như tiếp cận với lộ trình chuyển đổi kỹ thuật số trong an ninh không gian mạng.

Trả lời câu hỏi về các hiểm họa đối với dữ liệu của doanh nghiệp và xu thế mã hóa năm 2018? Các chuyên gia Thales cho biết, theo khảo sát thì tỷ lệ vi phạm an ninh mạng toàn cầu hiện tại là 67% với tỷ lệ gia tăng lần lượt 2 năm gần đây lần lượt là 21% (năm 2016) , 26% (năm 2017) và dự đoán năm 2018 tỷ lệ này gia tăng là 36%. Theo khảo sát lần đầu tiên nhu cầu triển khai mã hóa của Việt Nam nằm trong top 5 nhu cầu triển khai bảo mật với 70.6% các doanh nghiệp triển khai mã hóa.Việt Nam gặp những thách thức lớn trong hội nhập toàn cầu hóa để phát triển cũng đồng thời mở cửa cho các hiểm họa và trong đó hiểm họa an ninh mạng là vấn đề cấp thiết hiện nay. Việt Nam gặp nhiều trở ngại để triển khai các hệ thông toàn diện để bảo vệ dữ liệu trước các hiểm họa như đội ngũ chuyên gia bảo mật còn thiếu, chưa xây dựng được các chiến lược bảo mật đúng đắn, kinh phí hạn chế,…
Các chuyên gia Thales cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam chủ động phòng ngừa, phòng thủ trước các nguy cơ nêu trên bằng việc xây dựng một chiến lược bảo mật dữ liệu hoàn chỉnh, bao gồm: phân loại dữ liệu, xác định quyền truy cập dữ liệu, xác định nơi lưu trữ dữ liệu từ đó mới có biện pháp bảo vệ.
Công ty HPID cho biết doanh nghiệp này đã cung cấp giải pháp bảo mật dữ liệu toàn diện từ mã hóa dữ liệu lưu trữ nội bộ đến dữ liệu mã hóa dữ liệu trên cloud đáp ứng các kiến trúc mã hóa dữ liệu lớp file system, lớp database, lớp ứng dụng kết hợp với giải pháp quản lý khóa tập trung, mạnh mẽ, đạt chuẩn công nghiệp. Giải pháp quản lý khóa HPID cũng cung cấp cho khách hàng khả năng quản lý khóa cho các ứng dụng từ nội bộ cho đến các dịch vụ trên cloud theo xu thế Bring Your Own Key (BYOK). HPID là nhà tích hợp hệ thống chuyên nghiệp tại Việt Nam. Qua nhiều năm được Thales ủy quyền là đối tác uy tín, HPID đã lớn mạnh hơn trong việc cung cấp linh hoạt các dịch vụ tư vấn, thiết kế, lắp đặt, các dịch vụ sau bán hàng, triển khai các giải pháp CNTT và hỗ trợ kỹ thuật, đặc biệt là giải pháp an ninh bảo mật.
Công ty HIPD cho biết, thực tế một số các doanh nghiệp lớn đã triển khai việc ứng dụng chữ ký số cho các dự án hóa đơn điện tử, bệnh án điện tử, ngân hàng số… Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường quan tâm giải pháp về phần mềm để làm được hóa đơn điện từ. Còn về việc bảo vệ khóa cho chữ ký số thì ít quan tâm hơn hoặc chưa có kinh phí. Theo Nghị định 51 của Bộ Tài chính thì thì các doanh nghiệp sẽ phải gấp rút triển khai hóa đơn điện tử và ước tính sẽ có trên 3,000 doanh nghiệp đã triển khai hóa đơn điện tử. Hiện Công ty HPID đã triển khai chữ ký số thành công cho các dự án phát hành hóa đơn điện tử của một số khách hàng lớn, đòi hỏi số lượng hóa đơn phát hành lớn như: tập đoàn Vingroup ,Công ty Bảo hiểm Prudential, Công ty Bảo hiểm AIA và nhiều Ngân hàng lớn như VBARD, SCB, ACB và nhiêu doanh nghiệp lớn …, Nguyễn Kim, Thế giới di động, DHL Express.
Đối với bệnh án điện tử, các bệnh viện bắt đầu quan tâm, nhưng chưa được ưu tiên đầu tư vì còn tập trung vào các vấn đề chuyên môn của bệnh viện. Đội ngũ CNTT của bệnh viện thường cũng mỏng. Công ty HPID đã tham gia triển khai chữ ký số thành công tại một số dự án Bệnh án Điện tử như Bệnh Viện Đa Khoa Quận Thủ Đức, BV Đại Học Y Dược. Đối với dịch vụ ngân hàng số, đây là xu thế của thế giới và Việt Nam đang dần tham gia vào xu thế này. Hiện nay, một số ngân hàng và tổ chức tài chính đã triển khai thành công như VPBank, MBBank…