Trang chủ Tin Tức Cuộc đua “tam mã” đến danh hiệu công ty công nghệ nghìn...

Cuộc đua “tam mã” đến danh hiệu công ty công nghệ nghìn tỷ đô đầu tiên

737
 

Apple đang là công ty có giá trị vốn hóa cao nhất thế giới, 945,65 triệu USD. Nhà sản xuất iPhone sẽ báo cáo kết quả kinh doanh sau khi chốt phiên giao dịch ngày 31/7 và cổ phiếu cần tăng 6% giá trị để vượt qua cột mốc lịch sử 1 nghìn tỷ USD. Google bất ngờ vươn lên vị trí thứ hai với giá trị 876,65 triệu USD sau khi công bố kết quả kinh doanh vượt mức kỳ vọng. Amazon cũng có một quý thành công và đang bám sát nút với giá trị 861,11 triệu USD.
Như vậy, đây là cuộc đua “tam mã” giữa các hãng công nghệ sừng sỏ nhất hiện nay. Liệu Apple, Google hay Amazon sẽ về đích trước?
Trong số ba cái tên này, Apple vẫn chưa công bố báo cáo kinh doanh. Để trở thành công ty nghìn tỷ đô, “táo khuyết” phải cho thấy tăng trưởng doanh số theo năm với iPhone X đắt giá và bán được hơn 41 triệu iPhone trong cùng kỳ. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, quý II thường là quý bán iPhone kém nhất do người dùng biết iPhone mới sẽ được ra mắt vào mùa thu và tất cả đều mang tâm lý chờ đợi.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng tìm kiếm tăng trưởng trong mảng dịch vụ của Apple. Đây là danh mục đang nở rộ, bao gồm doanh thu ứng dụng, nâng cấp bộ nhớ iCloud, mua sắm video và thuê bao Apple Music. Nó là điểm sáng siêu lợi nhuận trong kết quả kinh doanh và có thể là chìa khóa để Apple vượt mốc 1 nghìn tỷ USD.
Nhà sáng lập hãng cố vấn toàn cầu Harbour Capital Partners Daniel Watchtel nhận định: “Google đã có một quý tuyệt vời, Amazon cũng đang làm khá tốt nhưng nhờ khoản đầu tư của Warren Buffett, tôi tin rằng Apple sẽ là người đầu tiên”.
Trở thành công ty nghìn tỷ USD đầu tiên không có nhiều tác động đến công việc kinh doanh hàng ngày mà mang tính biểu tượng nhiều hơn. Có lẽ ảnh hưởng lớn nhất chính là nó nói lên sự tăng trưởng của công nghệ trong ngành công nghiệp truyền thống.
Với việc 6 trong 10 người giàu nhất thế giới đều là chủ nhân của các hãng công nghệ, tầm ảnh hưởng của Silicon Valley là không thể chối cãi. Công nghệ tạo nên sự giàu có và ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu với quy mô chưa từng có tiền lệ.