Ít người biết rằng những thanh sô-cô-la hấp dẫn hiện nay lại có khởi nguồn từ 4000 năm trước, khi người Maya sử dụng một cách phổ biến hạt ca cao để làm thức uống. Trải qua hành trình thiên niên kỷ, vượt các đại dương rộng lớn, ngày nay nó hiện hữu trong hầu hết các siêu thị trên toàn thế giới.
Khoảng 4000 năm trước, cây ca cao đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của những người dân vùng châu Mỹ Latinh. Người Maya và Aztec đã trồng cây ca cao từ rất lâu trước khi những nhà thám hiểm châu Âu tìm tới lục địa này – vào thế kỷ 16.
Người Maya và Aztec đã trồng cây ca cao từ rất lâu trước khi những nhà thám hiểm châu Âu tìm tới lục địa này – vào thế kỷ 16. (Ảnh: Cacao Mama)
Cây ca cao thường mọc dưới bóng râm của các loại cây khác. Nó cao khoảng 12 m, quả của nó dài hơn bàn chân người – khoảng 30 cm. Quả ca cao có màu vàng nâu, chuyển dần sang màu tím, chứa khoảng 20 – 40 hạt có màu hồng, cùi của quả ca cao có vị ngọt.
Người Maya có lẽ là những người đầu tiên trên trái đất sử dụng hạt ca cao làm thực phẩm. Những ghi chép sơ khai nhất cho thấy, hạt ca cao được nghiền nhỏ và trộn với bột ngô cùng ớt để tạo ra một thức uống vị đắng, có tác dụng làm tinh thần tỉnh táo.
Người Maya gọi ca cao là cacahuaquchtl. Họ tin rằng cây ca cao là của Thượng Đế và hạt ca cao là ân sủng của Chúa dành cho con người.
Người Aztec sử dụng ca cao như tiền tệ để trao đổi hàng hóa, uống thức uống làm từ ca cao trong những bữa tiệc hoàng gia, và đưa hạt ca cao cho những binh sĩ thắng trận như một phần thưởng.
Cô-lôm-bô có thể là người châu Âu đầu tiên biết đến ca cao nhưng khi ông mang những hạt ca cao về cho vua Ferdinand và hoàng hậu Isabella thì họ không hiểu rằng thứ “vàng nâu” này tuyệt vời đến dường nào. Chỉ đến khi người Tây Ban Nha tới Mexico, và nhà thám hiểm Hernan Cortes được hoàng đế Montezuma mời dùng thử loại đồ uống đặc biệt này, thì cacao mới bắt đầu một hành trình mới: Hành trình chinh phục châu Âu.
Chỉ đến khi người Tây Ban Nha tới Mexico, và nhà thám hiểm Hernan Cortes được hoàng đế Montezuma mời dùng thử loại đồ uống đặc biệt này, thì cacao mới bắt đầu một hành trình mới: Hành trình chinh phục châu Âu. (Ảnh: propronews.com)
Cortes đã mang rất nhiều ca cao về Tây Ban Nha vào năm 1528, tuy nhiên hương vị của món này quá đắng so với khẩu vị của người Tây Ban Nha, do vậy họ đã cho thêm đường và dùng nóng. Đôi khi, những người Tây Ban Nha còn cho thêm quế, hồi, vỏ chanh, bột hoa hồng khô… để tạo nên những hương vị mới vô cùng độc đáo, từ đó ca cao đã trở thành thứ đồ uống thông dụng của giới nghệ sĩ và hoàng gia Tây Ban Nha.
Người Aztec gọi thức uống từ hạt ca cao lên men là Xocolatl, nhưng người Tây Ban Nha không thể phát âm được cái tên như vậy nên biến thành Chocolat, và đến người Anh thì gọi là Chocolate.
Trong gần một thế kỷ, ca cao được coi là thức uống đặc trưng và bí mật của những người Tây Ban Nha. Tuy nhiên do giá cả quá đắt đỏ nên những người Tây Ban Nha thực dụng và nhạy bén đã ngay lập tức trồng cây ca cao trên các thuộc địa của họ để xuất khẩu tới những quốc gia khác trong châu lục và thu lại khoản lợi nhuận khổng lồ.
Ca cao đã lan truyền khắp châu Âu kể từ đó. Uống sô-cô-la trở thành một trào lưu ở Pháp, dưới thời vua Louis 14 và 15, sô-cô-la rất được ưa chuộng tại Versailles. Tuy nhiên, lúc này thức uống ca cao chỉ được uống dưới dạng nóng vì trong bột ca cao vẫn còn nguyên bơ, dễ bị kết tinh thô nhám khi lạnh.
Và rồi sô-cô-la tới Anh. Cũng giống như ở Pháp, nó nhanh chóng chinh phục nước Anh. Năm 1828, một nhà hóa học người Hà Lan tên Johannes Van Houten phát minh ra phương pháp ép bơ từ bột ca cao. Lúc này, người ta có thể uống ca cao lạnh với mùi vị thơm ngon.
Năm 1875, Daniel Peter, người Thụy Sỹ, đã trộn bột ca cao, bơ ca cao, sữa bột, đường. Lần đầu tiên sô-cô-la sữa với mùi vị thơm ngon hơn được sản xuất công nghiệp.
Năm 1875, Daniel Peter, người Thụy Sỹ, đã trộn bột ca cao, bơ ca cao, sữa bột, đường, tạo nên chiếc sô-cô-la sữa thơm ngon đầu tiên. (Ảnh: Diccon Bewes)
Năm 1879, Rodolphe Lindt phát minh ra máy nghiền ủ đảo trộn, giúp cho sô-cô-la sữa có cấu trúc mịn, đồng nhất và mùi vị dễ chịu. Kể từ đây, quy trình sản xuất sô-cô-la sữa quy mô công nghiệp đã gần hoàn chỉnh. Nhiều nhãn hiệu sô-cô-la nổi tiếng lần lượt ra đời.
Những máy móc được phát minh trong cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo tiền đề cho một nền công nghiệp sản xuất ca cao số lượng lớn, giá thành rẻ. Phương pháp ép hạt ca cao mới giúp hạ giá thành và tăng chất lượng sản phẩm lên rất nhiều.
Cùng lúc đó giá đường giảm mạnh, đời sống người dân trên khắp châu Âu đều được tăng lên đáng kể, nên đến đầu thế kỷ 20, thức uống ca cao đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của toàn châu Âu.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường thì cần phải có một diện tích đất lớn để trồng ca cao. Tuy nhiên loại cây này này chỉ ưa khí hậu ở những vùng gần xích đạo. Hơn nữa cũng để cắt giảm chi phí nhân công, nên vùng sản xuất ca cao đã được chuyển qua Tây Phi, chủ yếu là các nước Ghana và Bờ Biển Ngà (cung cấp gần 60% sản lượng ca cao của thế giới). Ca cao mà họ trồng và thu hoạch được bán cho phần lớn các công ty sản xuất sô-cô-la, gồm cả các công ty lớn nhất trên thế giới.
Những khu vực trồng ca cao chủ yếu, trong đó có Ghana và Bờ Biển Ngà là nơi cung cấp gần 60% sản lượng ca cao trên toàn thế giới. (Ảnh: Very Best Baking)
Trong những năm gần đây, một số tổ chức, nhà báo đã phơi bày việc sử dụng lao động trẻ em phổ biến, và thậm chí là nô lệ, trên các trang trại ca cao ở Tây Phi. Từ đó, ngành công nghiệp này ngày càng trở nên bí mật, các phóng viên không chỉ khó tiếp cận các trang trại vi phạm nhân quyền mà còn rất khó khăn trong việc phổ biến thông tin này cho công chúng.
Hầu hết trẻ em lao động trên các trang trại ca cao là trong độ tuổi từ 12 đến 16, nhưng các phóng viên còn tìm thấy cả trẻ em 5 tuổi ở đây. Những đứa trẻ này phải làm việc từ 6 giờ sáng cho tới tối trong môi trường không được đảm bảo an toàn, thường phải sử dụng dao rựa để thu hoạch ca cao cũng như tiếp xúc với các hóa chất trừ sâu độc hại mà không có đồ bảo hộ.
Những đứa trẻ bị bóc lột sức lao động trong những đồn điền ca cao ở Tây Phi. (Ảnh: Food Empowerment Project)
Mặc dù nhiều tổ chức phi lợi nhuận đã lên tiếng giúp giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em, tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được giải quyết tận gốc. Ước tính có hơn 1,8 triệu trẻ em Ghana và Bờ Biển Ngà đang ở trong tình trạng bị bóc lột sức lao động một cách tồi tệ trên những đồn điền ca cao này.
Video:
Khoảng 4000 năm trước, cây ca cao đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của những người dân vùng châu Mỹ Latinh. Người Maya và Aztec đã trồng cây ca cao từ rất lâu trước khi những nhà thám hiểm châu Âu tìm tới lục địa này – vào thế kỷ 16.
Cây ca cao thường mọc dưới bóng râm của các loại cây khác. Nó cao khoảng 12 m, quả của nó dài hơn bàn chân người – khoảng 30 cm. Quả ca cao có màu vàng nâu, chuyển dần sang màu tím, chứa khoảng 20 – 40 hạt có màu hồng, cùi của quả ca cao có vị ngọt.
Người Maya có lẽ là những người đầu tiên trên trái đất sử dụng hạt ca cao làm thực phẩm. Những ghi chép sơ khai nhất cho thấy, hạt ca cao được nghiền nhỏ và trộn với bột ngô cùng ớt để tạo ra một thức uống vị đắng, có tác dụng làm tinh thần tỉnh táo.
Người Maya gọi ca cao là cacahuaquchtl. Họ tin rằng cây ca cao là của Thượng Đế và hạt ca cao là ân sủng của Chúa dành cho con người.
Người Aztec sử dụng ca cao như tiền tệ để trao đổi hàng hóa, uống thức uống làm từ ca cao trong những bữa tiệc hoàng gia, và đưa hạt ca cao cho những binh sĩ thắng trận như một phần thưởng.
Cô-lôm-bô có thể là người châu Âu đầu tiên biết đến ca cao nhưng khi ông mang những hạt ca cao về cho vua Ferdinand và hoàng hậu Isabella thì họ không hiểu rằng thứ “vàng nâu” này tuyệt vời đến dường nào. Chỉ đến khi người Tây Ban Nha tới Mexico, và nhà thám hiểm Hernan Cortes được hoàng đế Montezuma mời dùng thử loại đồ uống đặc biệt này, thì cacao mới bắt đầu một hành trình mới: Hành trình chinh phục châu Âu.
Cortes đã mang rất nhiều ca cao về Tây Ban Nha vào năm 1528, tuy nhiên hương vị của món này quá đắng so với khẩu vị của người Tây Ban Nha, do vậy họ đã cho thêm đường và dùng nóng. Đôi khi, những người Tây Ban Nha còn cho thêm quế, hồi, vỏ chanh, bột hoa hồng khô… để tạo nên những hương vị mới vô cùng độc đáo, từ đó ca cao đã trở thành thứ đồ uống thông dụng của giới nghệ sĩ và hoàng gia Tây Ban Nha.
Người Aztec gọi thức uống từ hạt ca cao lên men là Xocolatl, nhưng người Tây Ban Nha không thể phát âm được cái tên như vậy nên biến thành Chocolat, và đến người Anh thì gọi là Chocolate.
Trong gần một thế kỷ, ca cao được coi là thức uống đặc trưng và bí mật của những người Tây Ban Nha. Tuy nhiên do giá cả quá đắt đỏ nên những người Tây Ban Nha thực dụng và nhạy bén đã ngay lập tức trồng cây ca cao trên các thuộc địa của họ để xuất khẩu tới những quốc gia khác trong châu lục và thu lại khoản lợi nhuận khổng lồ.
Ca cao đã lan truyền khắp châu Âu kể từ đó. Uống sô-cô-la trở thành một trào lưu ở Pháp, dưới thời vua Louis 14 và 15, sô-cô-la rất được ưa chuộng tại Versailles. Tuy nhiên, lúc này thức uống ca cao chỉ được uống dưới dạng nóng vì trong bột ca cao vẫn còn nguyên bơ, dễ bị kết tinh thô nhám khi lạnh.
Và rồi sô-cô-la tới Anh. Cũng giống như ở Pháp, nó nhanh chóng chinh phục nước Anh. Năm 1828, một nhà hóa học người Hà Lan tên Johannes Van Houten phát minh ra phương pháp ép bơ từ bột ca cao. Lúc này, người ta có thể uống ca cao lạnh với mùi vị thơm ngon.
Năm 1875, Daniel Peter, người Thụy Sỹ, đã trộn bột ca cao, bơ ca cao, sữa bột, đường. Lần đầu tiên sô-cô-la sữa với mùi vị thơm ngon hơn được sản xuất công nghiệp.
Năm 1879, Rodolphe Lindt phát minh ra máy nghiền ủ đảo trộn, giúp cho sô-cô-la sữa có cấu trúc mịn, đồng nhất và mùi vị dễ chịu. Kể từ đây, quy trình sản xuất sô-cô-la sữa quy mô công nghiệp đã gần hoàn chỉnh. Nhiều nhãn hiệu sô-cô-la nổi tiếng lần lượt ra đời.
Những máy móc được phát minh trong cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo tiền đề cho một nền công nghiệp sản xuất ca cao số lượng lớn, giá thành rẻ. Phương pháp ép hạt ca cao mới giúp hạ giá thành và tăng chất lượng sản phẩm lên rất nhiều.
Cùng lúc đó giá đường giảm mạnh, đời sống người dân trên khắp châu Âu đều được tăng lên đáng kể, nên đến đầu thế kỷ 20, thức uống ca cao đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của toàn châu Âu.
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường thì cần phải có một diện tích đất lớn để trồng ca cao. Tuy nhiên loại cây này này chỉ ưa khí hậu ở những vùng gần xích đạo. Hơn nữa cũng để cắt giảm chi phí nhân công, nên vùng sản xuất ca cao đã được chuyển qua Tây Phi, chủ yếu là các nước Ghana và Bờ Biển Ngà (cung cấp gần 60% sản lượng ca cao của thế giới). Ca cao mà họ trồng và thu hoạch được bán cho phần lớn các công ty sản xuất sô-cô-la, gồm cả các công ty lớn nhất trên thế giới.
Trong những năm gần đây, một số tổ chức, nhà báo đã phơi bày việc sử dụng lao động trẻ em phổ biến, và thậm chí là nô lệ, trên các trang trại ca cao ở Tây Phi. Từ đó, ngành công nghiệp này ngày càng trở nên bí mật, các phóng viên không chỉ khó tiếp cận các trang trại vi phạm nhân quyền mà còn rất khó khăn trong việc phổ biến thông tin này cho công chúng.
Hầu hết trẻ em lao động trên các trang trại ca cao là trong độ tuổi từ 12 đến 16, nhưng các phóng viên còn tìm thấy cả trẻ em 5 tuổi ở đây. Những đứa trẻ này phải làm việc từ 6 giờ sáng cho tới tối trong môi trường không được đảm bảo an toàn, thường phải sử dụng dao rựa để thu hoạch ca cao cũng như tiếp xúc với các hóa chất trừ sâu độc hại mà không có đồ bảo hộ.
Mặc dù nhiều tổ chức phi lợi nhuận đã lên tiếng giúp giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em, tuy nhiên vấn đề này vẫn chưa được giải quyết tận gốc. Ước tính có hơn 1,8 triệu trẻ em Ghana và Bờ Biển Ngà đang ở trong tình trạng bị bóc lột sức lao động một cách tồi tệ trên những đồn điền ca cao này.
Video:
Ngọc Thuần